NHÀU

  • Tên khoa học: Morinda citrifolia (L), họ Cà phê (Rubiaceae); Tên khác Cây ngao – Nhầu núi – Giàu.

  • Bộ phận dùng: Lá quả, vỏ rễ - Hay dùng rễ phơi sấy khô. Bộ phận khác dùng tươi.

  • Mô tả: Cây cao khoảng 6 – 8m, mọc hoang ở bờ sông, suối. Thân nhẵn, cành to. Lá mọc đối hình bầu dục, đầu nhọn, dài 12 – 15cm. Hoa nở vào tháng 1 – 2. Quả hình trứng, xù xì, dài 5 – 6cm, màu xanh nhạt, chín vào tháng 7 – 8 có màu trắng hồng – Mùi nồng, vị cay. Ruột quả có 1 lớp cơm ăn được, ở giữa có 1 nhân cứng 6 – 7mm, rộng 4 – 5mm, có 2 ngăn chữa hạt nhỏ mềm. Cây có nhiều ở miền Nam.

  • Thu hái chế biến: Thu hái lá, quả, vỏ, rễ để làm thuốc – thường hay dùng rễ khô. Đào lấy rễ rửa sạch đất cát, phơi hoặc sấy khô.

  • Công dụng: Qua thử nghiệm thấy rễ nhàu có tác dụng: nhuận tràng nhẹ và lâu, lợi tiểu nhẹ, êm dịu thần kinh giao cảm, hạ huyết áp. Độ độc không đáng kể - không gây nghiện. Thường được dùng chữa bệnh tăng huyết áp. Có thể dùng rễ sắc uống hoặc chế thành cao rễ nhàu – Uống như nướ chè – Sau 15 ngày sẽ có kết quả, sau đó giảm liều xuống. Có nơi thái nhỏ sao vàng, ngâm rượu để uống. Quả nhàu dùng ăn với muối giúp tiêu hóa, nhuận tràng, điều hòa kinh nguyệt, băng huyết, bạch đới, ho hen, cảm, phù thũng, đau gân, đái tháo đường – nướng chín ăn chữa lỵ. Lá nhàu giã nát đắp chữa mụn nhọt, chóng lên da. Sắc uống chữa lỵ, tiêu chảy, sốt, còn dùng nấu canh ăn.

    • Liều dùng: Rễ nhàu 30 – 40g/ngày. Lá 8 – 10g. Sắc uống chữa nhức đầu, chóng mặt.

  • Bảo quản trong bao gói kín, khô ráo. Tránh ẩm.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan