CÂY LƯƠNG THỰC VÀ DẦU THỰC VẬT – PHẦN 7
VỪNG
Vừng có hai loại vừng đen và vừng trắng còn gọi là hạt mè. Là hạt của cây vừng (sesamum orientale), thực vật họ Vừng (Pedaliaceae). Dùng làm thuốc thường là vừng đen còn gọi là hồ ma, hắc chỉ ma, cự thắng, cự thắng tử, ô ma tử, du ma, giao ma, tiểu hồ ma. Vừng trắng là bạch du ma, bạch hồ ma. Vừng có tính bình, vị ngọt. Thành phần chính vó dầu béo 60%. Trong dầu chứa acid béo và nhiều loại acid khác…lại chứa protein cùng sắt và canxi. Phần lớn có chất phòng bệnh chống suy lão. Thường là thực phẩm chống lão suy.
Cây vừng đen Việt Nam
Tác dụng: Bổ gan thận, nhuận ngũ tạng, làm đen tóc, bổ dưỡng cường tráng. Chủ yếu dùng cho gan thận yếu, tay chân yếu cứng nhắc, hư phong mắt mờ, yếu sau khi ốm dậy, tuổi già ho hen, thiếu sữa, thần kinh suy nhược, sớm bạc tóc, huyết cao, bệnh mỡ bọc tim.
Cách dùng: Uống: đun thành thang hoặc cho vào viên hoàn. Dùng bên ngoài đun nước mà rửa hoặc đắp chỗ đau.
Kiêng kỵ: tì yếu hay đi ngoài lỏng thì không nên ăn nhiều vừng.
Vừng có 2 loại: vừng hạt màu đen và hạt màu vàng
Chữa trị một số bệnh
Gan thận yếu, mắt mờ, da khô, táo bón: lá dâu tằm (phơi sương, bỏ cuống, phơi khô), vừng đen (rang) lượng bằng nhau. Xay thành bột, luyện với mật ong làm viên hoàn, ngày ăn 2 lần, mỗi lần 6 – 9g. có thể ăn lâu dài.
Phụ nữ thiếu sữa sau sinh: Vừng đen rang chín giã nhỏ, cho thêm tý muối, uống với nước sôi.
Trĩ sưng đau: vừng đen đun kỹ đem rửa chỗ đau.
Bị côn trùng cắn: Vừng đen xay nhỏ đắp ngoài.
Trẻ con đầu bị chốc: Vừng đen sống xay thành cao đắp vào chỗ đau. Vừng trắng cũng dùng được.
Nhuận phế giải phiền, trơn ruột thông tiện: Vừng trắng 60 – 90g đun thành canh, cho thêm mật ong vừa lượng mà ăn. Hoặc Vừng, táo tàu mỗi loại 60g, hạnh nhân 15g, ngâm nước sau đánh nhuyễn đun chín cho thêm đường mà ăn.
Dạ dày tiết nhiều chất chua: Vừng đen đủ lượng rang lên nhấm ăn.
Lao phổi: Vừng, nhân hạt óc chó mỗi thứ 250g cùng giã nát. Cho thêm mật ong khoảng 250g đánh đều làm viên. Mỗi viên khoảng 9g.. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên.
Người già ho hen: Dùng Vừng 250g (rang), gừng sống 125g (ép lấy nước bỏ bã), rỉ đường, mật ong 125g (trộn đều nhau). Trộn vừng và nước gừng với nhau đánh đều, đem nấu một lần nữa, sau khi nguội trộn với mật ong cà rỉ đường cho đều,, bỏ vào dùng dần, ngày 2 lần mỗi lần 1 thìa canh. Uống với nước sôi vào sáng và tối; Hoặc dùng Vừng 10g; 2 ruột quả óc chó, 2 lát gừng sống, cùng nhai kỹ rồi nuốt. mỗi tối 1 lần.
Trẻ con biếng ăn: Vừng rang, nhị sửu (khiên ngưu tử) rang mỗi thứ 30g, giã bột trộn cơm cho trẻ ăn. Trẻ 1 tuổi mỗi lần 1.5g. Cứ lớn hơn 1 tuổi thì thêm 1g.
Đầu bạc sớm, tóc khô rụng: Vừng, hà thủ ô (đã chế biến) lượng bằng nhau cùng xay thành bột, thêm mật ong vừa đủ quấy đều làm hoàn. Mỗi viên 6g. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên. Ăn sau khi ăn cơm. Dùng liền nhiều ngày.
Yếu mệt sau khi ốm dậy, táo bón, đau lưng, chân tay yếu: Vừng đen rửa sạch, sấy sạch, hong khô, rang chín, giã nhỏ, cho thêm mật ong đủ lượng quấy đều. ngày ăn 2 lần. Mỗi lần 10g, dùng liên tục.
Bí đại tiện: Vừng 150g, ruột quả óc chó 100g. Đun chín, đánh nhuyễn mà ăn. Ngày 1 lần.
Đi ngoài ra máu: Vừng, đường đỏ lượng bằng nhau, rửa sạch vừng, phơi khô rang vàng cho vào đường trộn đều, ăn tùy thích.
Chống lão suy: Vừng (rang), bột phục linh, lượng bằng nhau. Rỉ đường vừa đủ, đun chảy ra cho vừng và bột phục linh đánh đều, làm thành cục nhỏ. Mỗi cục 30 – 40g. Sau khi ăn sáng thì ăn 1 miếng. Có thể sao vàng vừng lên, giã thành bột cho phục linh và đường vào, luyện với mật ong. Mỗi lần dùng 20 – 30g.
Ho khan: Vừng đen 120g, đường trắng 30g, rang lẫn để ăn.
Viêm khí quản mạn tính: vừng 100g, gừng sống 50g cũng giã nát, vắt lấy nước, uống đều.
Huyết áp cao: Vừng đen, đậu xanh với lượng bằng nhau đem rang, nghiền bột. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g. Uống với nước.
Động mạch bị cứng, bệnh tim bị bọc mỡ: Vừng vàng, táo tàu có lượng bằng nhau. Đem vừng rang, giã nhỏ. Táo chín bỏ bỏ vỏ và hạt. Đánh nhuyễn trộn với vừng thành viên hoàn. Mỗi ngày 2 lần. Mỗi lần 6g. ăn liên tục.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp