NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM (VỎ THÂN)
-
Tên khoa học: Schefflera octophylla Lour. Harms – họ Ngũ gia (Araliaceae); Còn gọi tên khác Chân chim – Sâm nam – Cây chân vịt – Áp cước mộc (TQ) – Kotan (Lào).
-
Bộ phận dùng: Vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây ngũ gia chân chim. Được ghi vào Dược điển VN.
-
Mô tả: Cây nhỡ, thân đứng, cao 5 – 15m. Có nhiều cành, lá mọc co le, có cuống dài, kép chân vịt, thường có 8 lá chét, mép nguyên, hình bầu dục nhọn 2 đầu, dài 8 – 20cm, rộng 3 – 6cm, cuống lá chét ngắn độ 2cm. Hoa nhỏ, màu trắng, thành chùy hoặc chùm tán ở đầu cành. Quả mọng hình cầu, đường kính 3 – 4mm. Khi chín màu tím sẫm, trong đó có 6 – 8hạt. Cây mọc hoang nhiều nơi.
-
Thu hái và chế biến: Khi trời khô ráo, bóc vỏ cây theo kích thước tiêu chuẩn rồi phơi khô hoặc sấy nhẹ đến khi khô. Ngũ gia bì chân chim hình ảnh, vỏ cong kiểu lòng máng, dài 20 – 40cm, rộng 5 – 10cm, dày 0,8 – 1cm, đã cạo lớp vỏ ngoài, để lộ lớp trong màu nâu nhạt, lốm đốm xám nhạt. Mặt dưới trong nhẵn nâu nhạt. Mặt cắt ngang gồm lớp ngoài lổn nhổn, lớp trong có sợi, dễ tách. Chất nhẹ, ròn. Mùi hơi thơm đặc biệt.
-
Công dụng: Dùng thay thế ngũ gia bì. Theo Đông y, vị hơi cay, tính ấm vào 2 kinh Can, Thận làm mạnh gân xương, trừ phong thấp, tăng sức bền bỉ, Chữa các chứng bệnh phong hàn thấp, đau nhức xương, tê bại, co quắp chân tay, tiêu hóa kém.
-
Liều dụng: 10 – 20g, dưới dạng chè thuốc, thang (sắc) hoặc rượu thuốc.
-
Lưu ý: ngoài ra còn thấy một số Cây Ngũ gia Scheffera khác: Ngũ gia leo, chân chim dầy thường mọc leo lên các cây to khác; CHân chim núi ngũ gia bì hương, cây nhỡ cao 2 – 5m, lá kép có 5 - 8 lá chét. Cụm hoa ở ngọn nhánh, hoa nhỏ, quả hình cầu. Mùi thơm hơn ngũ gia bì chân chim. Cây Schefflera nhỏ, trồng trong chậu làm cảnh có tác dụng chống ô nhiễm và khử khí độc trong nhà.
-
-
Bài thuốc chữa tê thấp, đau nhức xương: Ngũ gia bì hương 30g; Vỏ sửa 3g; hà thủ ô đỏ (chế) 6g; Thổ phục linh 6g; Trần bì 1.5ml. Rượu trắng 250ml. Ngâm uống mỗi ngày 1 chén nhỏ.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp