SA SÂM

  • Tên khoa học: Sa sâm có tên khoa học Glehnia littoralis Fr. Schmidt.ex.Miq. họ Hoa tán (Apiaceae); Tên khác còn gọi là Bắc sa sâm – hải sa sâm – Liên sa sâm.

  • Bộ phận dùng: Rễ đã bỏ vỏ và đã chế biến khô của cây sa sâm bắc. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây sa sâm bắc là một cây cỏ sống lâu năm, cao khoảng 10 – 35cm. cả cây đều có lông nhung trắng mềm mọc mau. Rễ cái nhỏ, hình trụ dài khoảng 30cm, đường kinh 0,5 – 1cm. Lá mọc so le từ dưới đất, cuống dài tới 12cm, lá kép 2 – 3lần, lông chim, phiến dày, mép có răng cưa. Hoa tự hình tán kép, phân thành 10 – 16 nhánh, hoa nhỏ màu trắng. Cây sa sâm bắc chưa phát hiện thấy mọc hoang ở nước ta và ta đang nghiên cứu di thực.

  • Thu hái chế biến: Thu hái vào mùa hạ. Đào lấy rễ, bỏ phần trên cổ rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi qua, nhúng vào nước sôi rồi bóc vỏ ngoài, sau đem phơi hoặc sấy kịp thời cho khô. Sa sâm bắc không mùi, vị ngọt.

Loại sa sâm rễ dài, nhỏ mịn đầu hình trụ tròn khô chắc, màu trắng, vị ngọt là tốt. Loại sa sâm rễ nhỏ, chưa bóc vỏ ngoài không dùng làm thuốc; Loại sa sâm rễ rất to, thô xốp, màu xám vàng là kém. Cần phân biệt:

    • Nam sa sâm là rễ cây sa sâm lá mọc vòng hay Luân diệp sa sâm. Cây này có ở các vùng ruộng hoang chợ Gành và cây sa samm lá mọc thẳng hay gọi là hạnh diệp sa sâm đều thuộc họ Hoa chuông dùng làm thuốc ho, tiêu đờm, bổ phổi.

    • Cây sa sâm ta là rễ cây sa sâm phiến lá lông chim, họ Cúc, mọc hoang ở vùng ven biển Quảng Ninh, Nam Hà, Nghệ An. Thân dây bò lan, dâm rễ kiểu rau má, hoa màu vàng còn gọi sà lách biển.

  • Công dụng: Theo Đông y, sa sâm bắc vị ngọt, đắng, tính hơi lạnh, vào kinh Phế, Vy. Đây là vị sa sâm chính thức mà ta vẫn dùng. Có tác dụng dưỡng âm, thanh phế (nhẹ phổi), tả hỏa (trừ nóng), trừ đờm, chữa ho. Dùng chữa các bệnh ho khan thuộc chứng âm hư, phế nhiệt (người mệt mỏi, phổi nóng, lao phát sốt, ho khan mà đờm có mủ) các chứng bệnh thể nhiệt mà sinh hao tổn tân dịch, lưỡi khô, miệng khát.

    • Liều dùng: 5 – 10g sắc uống.

  • Bài thuốc ứng dụng chữa yếu mệt, ho sốt nóng, yếu phổi khản tiếng:

Sinh hoàng kỳ

6g

Sinh địa hoàng

6g

Huyền sâm

4g

Bắc sa sâm

6g

Tri mẫu

4g

Xuyên bối mẫu

4g

Phấn cam thảo

4g

Ngưu bàng tử

4g

Sắc uống.

  • Theo một số lương y, Nam và Bắc sa sâm có tác dụng gần giống nhau nhưng Bắc sa sâm, dưỡng âm mạnh hơn còn Nam sa sâm trừ đờm, chữa ho thì khác hơn. Không được dùng sa sâm với Lê lư (tương phản); Người bị bệnh âm hư phổi khô, bị ho kéo đờm do lạnh thể hàn hoặc mới bịngoài cảm mà không ra mồ hôi không được dùng.

  • Cần bảo quản nơi khô thoáng, không ẩm ướt.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan