KHIẾM THỰC

  • Tên khoa học: Euryale ferox Salisb, họ Súng (Nymphaeaceae), còn gọi tắt là Kkhiếm.

  • Bộ phận dùng: hạt già đã chế biến khô của cây KHiếm (Semem Euryales). Đã được ghi nhận vào Dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Cây khiếm sống ở dới nước, đầm ao. Lá hình tròn, nổi trên mặt nước, mặt trên xanh lục, mặt dưới tím, gân lá đan nhằng nhịt như lưới, đường kính phiến lá ước chừng 20cm, cuống lá dính ở giữa phiến lá gân kiểu lá sen, Hoa cũng nổi trên mặt nước, hoa rộng độ 4cm, 4 đài, màu lục, cánh hóa nhiều, màu tía bóng, nhiều nhị, quả hình cầu trong đó có 8 – 20 hạt, vỏ hạt cứng, trong có phôi nhũ trắng.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái khi quả chín già cuối thu, đầu đông (tháng 8 -9), bóc vỏ, lấy hạt phơi sấy khô là được.

  • Công dụng: Theo Đông y, khiêm sthực vị ngọt, chát, tính bình vào 2 kinh Tỳ, Thận. Có tác dụng Ích (bổ) thận, cố (giữ) tinh, kiện tỳ, trừ thấp. Chữa các chứng bệnh do thận hư gây di mộng tinh, tiểu không cầm được do tỳ hư gây tiêu chảy kéo dài, tiêu hóa kém.

    • Liều dùng: 10 – 15g.

    • Lưu ý: Người đại tiện táo bón, bí tiểu không dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa trẻ em tỳ hư, tiêu hóa kém, tiêu chảy kéo dài:

Đảng sâm

10g

Phục linh

10g

Khiếm thực

10g

Hoài sơn

10g

Bạch truật

10g

Ý dĩ nhân

10g

Trần bì

10g

Thần khúc

5g

Trạch tả

5g

Cam thảo

3g

Tán bột. Mỗi lần uống 8g; ngày 3 lần.

    • Bài số 2: Chữa nam giới thận hư di mộng tinh, hoạt tinh, tiểu vãi không cầm được: Khiếm thực 30g; Quả Kim anh 30g. Tán bột làm hoàn. Mỗi lần uống 6g. Ngày 2 lần với nước cơm.

    • Bài số 3: Chữa phụ nữ bạch đới khí hư: Khiếm thực 30g; Bạch linh 3-g. Tán bột, luyện mật ong làm hoàn. Mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan