CỎ TRANH (THÂN RỄ)
-
Tên khoa học: Imperata cylindrrica var.major (Nees) CE Hubb, họ Lúa (Poaceae). Tên khác Cỏ sảng – Bạch mao.
-
Bộ phận dùng: Thân – rễ của cây Cỏ tranh (Rhizzoma Imperatae) phơi khô, gọi là Bạch mao căn. Đơcj ghi vào Dược điển VN và TQ.
-
Mô tả: Cây cỏ tranh là một cây cỏ sống lâu năm, thân rễ mọc bò lan dài và sâu dưới đất, lá mọc đứng, hẹp, dài cứng, gân lá ở giữa pját triển, mặt trên nháp, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc dễ cứa đứt chân tay. Hoa tự hình chùy, màu trắng bông, gió thổi bay rất xa. Cây cỏ tranh mọc hoang ở nhiều vùng khắp nước ta.
-
Thu hái và chế biến: Thường thu hoạch vào mùa thu (tháng 10 – 11) và mùa xuân (3 – 4) Đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bị, lá, rễ con, xong đem phơi khôi và phân loại to, nhỏ, buộc thành bó.
-
Bạch mao căn mùi thơi, vị hơi ngọt. Bạch mao căn loại 1: KHô, dài, to mập, đường kinh trên 2mm, dài trên 3cm, màu trắng ngà, sạch rễ con, vị ngọt, không mốc mọt và vụn nát, sạch đất cát. Bạch mao căn loại 2, phẩm chất như trên nhưng kích thước nhỏ và ngắn hơn. Loại rễ cỏ tranh màu đen vàng không được dùng làm thuốc.
-
Công dụng: Theo Đông y, Bạch mao căn vị ngọt, tính lạnh vào 3 kinh: Tâm, tỳ, vị. Có tác dụng trừ phục nhiệt (cái nóng, ẩn náu trong người) tiêu máu đọng, lợi tiểu tiện. Dùng chữa các chứng bệnh hen, ho ra máu, tiểu ra máu, thổ huyết, chảy máu cam, nóng trong cơ thể sinh khát, viêm thận, thủy thũng, hoàng đản, bí tiểu tiện, nước tiểu vàng đỏ.
-
Liều dùng: 10 – 30g, sắc uống. Thường dùng tươi cũng có thể sao cháy nhưng phải để tồn tính để cầm máu.
-
Lưu ý: Người thuộc chứng hư hàn nhưng không có thực nhiệt, tiểu nhiều không được dùng:
-
-
-
Một số bài thuốc ứng dụng:
-
Bài 1: Chưa hen: Sinh mao căn )rễ cỏ tranh tươi) 20g;. Sắc uống lúc nước còn ấm, sau bữa ăn.
-
Bài số 2: Chữa tiểu ra máu: Bạch mao căn 20g; Thán khương (gừng khô sao cháy đen)4g. Thêm mật ong trắng, sắc uống.
-
Bài số 3: Chữa viêm cầu thận cấp:
-
-
Mã đề
10g
Kim ngân hoa
10g
Cam thảo nam
10g
Rễ cỏ tranh
10g
Kim anh tử
10g
Đậu đen
10g
Hoàng đằng
10g
Kinh giới
10g
Cỏ mần trầu
10g
Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, uống mỗi ngày 200 – 300ml.
-
-
Bài số 4: Chữa hư lao trong đờm có máu. Cũng có thể dùng chữa lao phổi, giãn phế quản, ho ra máu, chảy máu cam. Nước uống Tam tiên (3 thứ tươi): Rễ có tranh tươi 30g; Ngó sen tươi 30g; Rễ tiêu kế tươi 15g. Sắc uống.
-
Bài số 5: Chữa tiểu ra máu: Rễ cỏ tranh 30g; Rễ đại kế 15g. Sắc uống.
-
Bài số 6: Lợi niệu, chữa phù thũng do viêm thận cấp tính, bí tiểu tiện. Còn dùng chữa cả hoàng đản do thấp nhiệt, ho gà: DÙng Rễ cỏ tranh tươi 30g; Vỏ quả dưa hấu 30g; Râu ngô 9g; Xích tiểu đậu 12g. Sắc uống.
-
-
Lưu ý: Phụ nữ có thai, người thuộc chứng hư hàn, đái nhiều mà không khát thì không uống.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp