BẠCH ĐẬU KHẤU

  • Tên khoa học: Amomum cardamomum L họ Gừng (Zingiberaceae). Tên khác là Đậu khấu – viên đậu khấu.
     
  • Bộ phận dùng: Quả gần chín đã chế biến khô của cây Bạch Đậu khấu. Đã được ghi nhận vào Dược điển Việt nam (1983).
     
  • Mô tả cây: Cây thảo sống lâu năm, thân mang lá cao 2 – 3m, lá mọc so le, không cuống, phiến lá hình mác dài, rộng, mặt dưới có lông thưa. Quả hình cầu dẹt, rộng 1,5cm, có 3 ô, cắt vách. Hạt màu đen, sát nhau.


     
  • Thu hái và chế biến: hái khi quả mầu vàng xanh, cắt bỏ cuống, phơi khô, sấy hơi diêm sinh cho trắng. ki dùng sàng sẩy tạp chất, bỏ vỏ lấy hạt.
     
  • Công dụng: Trong Bạch đậu khấu có tinh dầu, theo Đông y, vị cay, tính nóng vào 3 kinh Phế, Tỳ, Vị. Có tác dụng lưu thông khí (hành khí), hóa thấp, chống nôn, tiêu tích trệ, giải độc rượu, chữa các chứng bệnh do khí trệ sinh ra như ngực, bụng ctrương đau, không đói, ợ hơi , ợ chua đưa ngược lên, say rượu.
     
    • Liều dùng: 3 – 6g sắc nếu dạng bột dễ hấp thu hơn và liều giảm còn 1,5 – 3g.
    • Lưu ý: Người thể nhiệt mà nôn, đau bụng không được uống.
    • Vỏ quả và hoa cũng có công dụng như quả nhưng hiệu quả kém hơn quả,
    • Bạch đậu khấu và sa nhân có tác dụng giống nhau, nhưng với bạch đậu khấu thiên về chữa tức ngực, nôn mửa, sa nhân thiên về chữa tiêu chảy và an thai.
    • Hồng đậu khấu là quả của cây Cao lương khương tức là cây Riềng Am.
       
  • Một số bài thuốc ứng dụng:
     
    • Bài số 1: Chữa chứng bệnh ngực bụng trương do khí trệ: Bạch đậu khấu 5g; Hậu phác 6g; Vân mộc hương 3g; Cam thảo 3g; Sắc uống.
       
    • Bài số 2: Làm ấm dạ dày, chữa tiêu hóa kém, buồn nôn, nôn…ợ chua đưa ngược lên: Bạch đậu khấu 20g. Tán bột. Mỗi lần uống 1 – 3g, với nước còn âm ấm. (có thể uống với nước ấm có vài lát gừng sống).
       
    • Bài số 3: Chữa nôn ọe: Bạch đậu khấu 5g; Trần bì 5g; Hoắc hương 5g; Gừng sống 5g; Sắc uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan