CÁC PHƯƠNG THUỐC BỔ ÍCH – PHẦN 9

Thuốc bổ ích còn gọi tắt là thuốc bổ là phương pháp chữa “ bổ cái hư” và “ích cải tổn” là một trong những phương pháp chữa bệnh.

Thuốc này có tác dụng bổ sung những gì không đủ về âm dương, khí huyết, âm tinh, tân dịch, điều chỉnh hoặc cải thiện một vài chức năng sinh lý bị suy thoái qua phương pháp phù trợ chính khí để khử trừ tà bệnh. Thuốc bổ không phải là linh dược vạn ứng để có bệnh thì chữa – không bệnh thì cường thân – Các loại thuốc đều theo chỉ chứng lâm sàng mà có phạm vi thích ứng nhất định.

Chúng tôi xin giới thiệu một số phương thuốc bổ ích khí được tổng hợp từ nhiều nguồn giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu và tham khảo (tiếp)

  1. ĐỊA HOÀNG ẨM TỬ - Tuyên minh luận

Can địa hoàng

20 – 40 g

Viễn chí

4 – 8 g

Ba kích

12 g

Sơn thù

12 g

Thạch hộc

12 g

Nhục thung dung

6 – 12 g

Ngũ vị

4 g

Nhục quế

4 g

Bạch phục linh

12 g

Mạch môn

12 g

Phụ tử (nướng)

6 – 12 g

Xương bồ

4 – 8 g

  • Cách dùng: bài này dùng nghiền thành bột, mỗi lần dùng 3 g, lấy 1 bát rưỡi nước, 5 lát gừng sống, 1 quả Đại táo, 5 – 7 lá Bạc hà cho vào sắc lên lấy nước uống không kể thời gian nào. Hiện có thể chuyển sang thang theo tỷ lệ trên.
  • Tác dụng: bổ thận ích tinh, ninh tâm khai khiếu. Chữa chứng trúng phong không nói được, hai chân suy yếu, hiện nay thường dùng chữa chứng bệnh trong quá trình bị bệnh mạn tính xuất hiện thận âm thận dương đều hư như động mạch não sưo cứng, bị di chứng sau khi trung phong, thận viêm mạn tính huyết áp cao.
  • Giải: Đặc điểm ghép các vị thuốc của bài này là dùng hai loại thuốc ôn thận tư âm và khai khiếu, an thần, nhằm chữa bệnh trúng phong. Theo học thuyết nội phong cho rằng phát sinh trung phong là do âm khí suy nhược ở dưới mà dương khí bạo thoát ở trên, cho nên bài này dùng Địa hoàng, Ba kích, Sơn thù, Nhục thung dung để đại bổ thận tinh không đủ lại dùng thêm phụ, quế để dẫn hóa quy nguyên, dùng Ngũ vị để liễm âm cố thoát, do trung phong mà lưỡi cứng khó nói hoặc cấm khẩu thường do môi lưỡi can táo mà họng có đờm nên dùng. Mạch môn, thạch hộc để dưỡng dịch sinh tân vạn chế bớt tính Cương táo của Phụ, quế, lại dùng Xương bồ, Viễn chí, phụ linh để thông tâm khí mà thanh thần chí, hóa đàm trọc để khai phế. Vì vậy bài này được coi là tiêu biểu cho chữa trung phong cấm khẩu. Bài này cũng đã được phát triển thành bài thuốc bổ thận chứ không chỉ dành cho chữa trung phong.
  • Gia giảm: Trong bài 2 vị Phụ, Quế tính Cương táo, không nên dùng lâu, nếu dùng lâu thì dùng Tiên mao, Tiên linh tỳ thay thế.
  1. NHỊ TIỀN THANG 
  • Thành phần: Tiên mao 12 – 16g; Tiên linh tỳ 12 – 20g; Đương quy 12g; Hoàng bá 12g; Ba kích 12g; Tri mẫu 6 – 12g;
  • Cách dùng: Ngày 1 thang chia 2 lần.
  • Tác dụng: Ôn thận dương, bổ thận tinh, tả thận hỏa, điều lý hóa xung. Chữa chứng tổng hợp, người nhiều tuổi cao huyết áp, bế kinh và các chứng mạn tính khác như thận âm thân dương không đủ mà hư hỏa Thượng viêm.
  • Giải: Bài thuốc có đặc điểm ghép vị là dùng cả 2 loại thuốc tráng dương và tư âm tả hỏa nhằm vào các bệnh phức tạp như âm dương đều hư ở dưới mà lại hư hỏa viêm lên trên (gồm cả can hỏa, thận hỏa). Dùng tiên mao, TIên linh tỳ, Ba kích để ôn bổ thận dương, bổ thận tinh, dùng Hoàng bá, Tri mẫu tả hỏa mà tư dưỡng thận âm, dùng Đương quy ôn nhuận để dưỡng huyết và điều hòa lý hóa xung.
  1. NHỊ CHÍ HOÀN
  • Thành Phần: Hạn liên thảo 16 lạng; Đông thanh tử 16 lạng.
  • Cách dùng: Luyện mật chế thành hoàn, ngày dùng 12g chia 2 lần uống.
  • Tác dụng: Ích can thận, bổ âmm huyết. Can thận đều khuy, âm huyết không đủ, đầu váng mắt hoa, tóc bạc sớm, lưng đau chân mỏi, buồn phiền thăng hỏa.

  1. TANG MA HOÀN
  • Thành phần Lá dâu mùa đông 8 lạng; Vừng đen 4 lạng.
  • Cách dùng: Cùng nghiền nhỏ hòa với nước làm hoàn, ngày uống 3 g, chia 2 lần.
  • Tác dụng Bổ ích can thận, sang mắt nhuận tạng phủ. Chữa chứng âm hư huyết táo, đầu váng mắt hoa, nhìn thấy lờ mờ, gân bắp kém, đại tiện khô kết.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

 

Bài viết liên quan