CÁC PHƯƠNG THUỐC BỔ ÍCH – PHẦN 3

Thuốc bổ ích còn gọi tắt là thuốc bổ là phương pháp chữa “ bổ cái hư” và “ích cải tổn” là một trong những phương pháp chữa bệnh.

Thuốc này có tác dụng bổ sung những gì không đủ về âm dương, khí huyết, âm tinh, tân dịch, điều chỉnh hoặc cải thiện một vài chức năng sinh lý bị suy thoái qua phương pháp phù trợ chính khí để khử trừ tà bệnh. Thuốc bổ không phải là linh dược vạn ứng để có bệnh thì chữa – không bệnh thì cường thân – Các loại thuốc đều theo chỉ chứng lâm sàng mà có phạm vi thích ứng nhất định.

Chúng tôi xin giới thiệu một số phương thuốc bổ ích khí được tổng hợp từ nhiều nguồn giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu và tham khảo (tiếp)

  1. TỨ VẬT THANG (Phụ Bát trân thang – thập toàn đại bổ thang – bổ can thang; Hòa lợi cục phương)
  • Thành phần dùng: Đương quy 12g; Bạch thược 12g; Địa hoàng (sinh địa hoặ thục địa) 20 – 24g; Bạch thược 12g; Xuyên khung 6g;
  • Cách dùng: dùng ngày 1 thang, đun sắc lấy nước đặc chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh. Chữa các chứng bệnh Kinh nguyệt không đều và các chứng bệnh thuộc huyết hư kèm theo ứ trệ, có thể gia giảm sử dụng.
  • Giải: Tứ vật thang là bài thuốc bổ huyết kèm thêm hoạt huyết, người xưa coi là bài thuốc chuyên về điều huyết can kinh. Trong bài Đương quy bổ huyết hòa huyết, Địa hoàng bổ huyết tư âm, hai vị đó đều nặng về bổ huyết. Bạch thược dưỡng huyết nhu can, Xuyên khung hành khí ở trong huyết là thuốc hành khí hoạt huyết nên bài thuốc này có đủ công dụng đường huyết, hoạt huyết trệ, đặc biệt là phụ nữ kinh nguyệt không đều trong lâm sàng thường dùng nhiều.
  • Gia giảm: Nếu khí huyết đều hư có thể gia thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ, nếu bị thêm huyết ứ có thể thêm Đào nhân, Hồng hoa, bạch thược thay Xích thược gọi là Đào hồng tứ vật thang, huyết hư có hàn gia thêm Nhục quế, Gừng nướng, huyết hư có nhiệt gia Hoàng cầm, Đoan bì, đổi thục địa thành Sinh địa, muốn hành huyết thì bỏ Bạch thược đổi dùng Xích thược, muốn chỉ huyết thì bỏ Xuyên khung.
  • Phụ phương:
    • Bát trân thang: Là phương thuốc kép gồm Tứ vật thang gộp với Kiện tỳ ích khí thang có tác dụng bổ ích khí huyết. Chữa các chứng khí huyết đều thiếu, người gày mòn, mặt vàng võ, kinh nguyệt không đều, băng huyết không ngừng, mụn nhọt vỡ mủ lâu không liền da.
    • Thập toàn đại bổ thang: Gồm bát trân thang gia thêm Hoàng kỳ, Nhục quế. Công dụng gần giống Bát trân thang chỉ là Bổ lực càng lớn. Dược tính ôn, thích hợp vớicác bệnh khí huyết đều thiếu mà thiên về hư hàn. Thuốc này thường chế thành hoàn hoặc cao.
    • Bổ can thang: Là Tứ vật thang gia Toan táo nhân, Mộc qua, mạch môn, Chích cam thảo. Các vị thuốc gia thêm đều thuộc dược tính toan cam tư nhuận ghép với Tứ vật thang có tác dụng dưỡng huyết nhu can, chữa các chứng can huyết không đủ, đầu váng mắt hoa, ít ngủ, kinh nguyệt ra ít huyết không dưỡng gân, tay chân tê, co gân, móng không phát triển. Lúc cần có thể gia Kê huyết đằng, Tang ký sinh, tục đoạn, Câu kỳ tử, Hoài ngưu tất.

  1. THÁI SƠN BÀN THẠCH TÁN ( Cảnh nhạc toàn thư)

Nhân sâm (hoặc Đảng sâm)

12 g

Chích hoàng kỳ

12 g

Đương quy

12 g

Xuyên đoạn

12 g

Hoàng cầm

12 g

Bạch thược (sao rượu)

12 g

Bạch truật (sao)

12 g

Chích cam thảo

2 g

Sa nhân

2 g

Thục địa

20 g

Xuyên khung

4 g

Gạo nếp

1 nắm

  • Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, đun sắc chia 2 lần uống trong ngày.
  • Tác dụng an thai; chữa thai động không yên, dự phòng lưu sản theo thói quen.
  • Giải: Bài này từ bát trân thang biến háo mà ra. Gia Hoàng kỳ bổ khí, Sa nhân lý khí an thai, gạo nếp ôn dưỡng tỳ vị, xuyên đoạn bổ ích can thận mà giữ thai ổn định, có hai công dụng bổ khí huyết và dưỡng thai, Hoàng cầm thanh nhiệt tả hỏa phối hợp với truật, Thược là thuốc chính để an thai.
  • Gia giảm: Khi thai ra nhớt đỏ cần bỏ Xuyên khung gia A giao, lá Ngỉa cứu, Đỗ trọng dùng chung với bài Giao ngải thang gia giảm.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan