CÁC BÀI THUỐC TRỪ THẤP _ PHẦN 1 - PHƯƠNG HƯƠNG HÓA THẤP
Lúc vận dụng bài thuốc trừ thấp cần chú ý vị trí của bệnh: trên, dưới, ngoài, trong, tính chất hàn nhiệt, hư thực, khí huyết tạng phủ.
- Nếu thấp tà ở phần ngoài và trên chú ý phát để trừ thấp.
- Nếu thấp ở dưới và trong thì ôn dương hành khí để hóa thấp hoặc dùng thuốc ngọt nhạt để lợi thấp.
- Đối với hàn thấp thì dùng phép ôn táo.
- Đối với thấp nhiệt dùng phép thanh lợi, trường hợp thủy thấp ứ đọng thực chứng, dùng công trục, nếu hư chứng cần phò chính.
►►Lưu ý: Bài thuốc trừ thấp phần lớn dễ làm tổn thương tân dịch nên không dùng kéo dài, đối với cơ thể âm hư cần thận trọng lúc dùng.
NHỮNG BÀI THUỐC PHƯƠNG HƯƠNG HÓA THẤP
Bài thuốc Phương hương hóa thấp thường bao gồm các vị thuốc: phương hương hóa trọc, ôn đắng táo thấp như: Hoắc hương, Bạch đậu khấu, Thương truật, Trần bì ..., dùng cho các chứng: tỳ vị vận hóa kém, thấp thịnh ở trong, gây nên bụng đầy đau, ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, ăn ít, người mệt.
- HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ TÁN (Hòa tễ cục phương)
Hoắc hương |
12 g |
Cát cánh |
8 – 12 g |
Phục linh |
8 -12 g |
Hậu phác (khương chế) |
6 – 10 g |
Tô diệp |
8 – 12 g |
Bạch truật |
8 – 12 g |
Bán hạ khúc |
8 – 12 g |
Bạch chỉ |
8 – 12 g |
Đại phúc bì |
8 – 12 g |
Trần bì |
6 – 12 g |
Chích thảo |
4 g |
|
|
- Cách chế và dùng: tán bột mịn , mỗi lần uống 6 – 12g với nước gừng và Đại táo. Có thể dùng thuốc thang.
- Tác dụng: Giải biểu, hòa trung, lý khí hóa thấp.
- Giải:
Các vị thuốc Hoắc hương có tác dụng phương hương hóa thấp,
Lý khí hòa trung kiêm giải biểu là chủ dược
Tô diệp và Bạch chỉ giải biểu, tán hàn, hóa thấp; hậu phác, Đại phúc bì trừ thấp, tiêu trệ;
Bán hạ khúc, Trần bì lý khí hòa vị giáng nghịch, chỉ ấu;
Cát cánh tuyên phễ thông lợi thấp trệ;
Linh Truật, Thảo, Táo có tác dụng ích khí kiện tỳ, giúp vận hóa, lợi thấp.
- Trên lâm sàng là bài thuốc được dùng trong trường hợp ngoại cảm, sốt, sợ rét, đau đầu, bụng ngực đầy tức đau kèm theo nôn và tiêu chảy.
Thường dùng chữa bệnh viêm đường ruột cấp có triệu chứng biểu hàn nội thấp. Trường hợp làm thuốc thang sắc uống nếu triệu chứng biểu nặng thì gia Tô diệp để sơ tán biểu phong, trường hợp thực tích đầy bụng bỏ Táo, Cam thảo, Thần khúc, Kê nội kim để tiêu thực, nếu thấp nặng Mộc thông, Trạch tả để lợi thấp.
- BÌNH VỊ TÁN (hòa tễ cục phương)
- Thành phần:
Thương truật 6 – 12g;
Cam thảo (sao) 4g;
Hậu phác 4 – 12g;
Trần bì 4 – 12g;
- Cách dùng: Các thuốc tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 6 – 12g với nước sắc gồm gừng (2 lát) và Táo tươi (2 quả). Cũng có thể chuyển thành thuốc thang sắc uống theo nguyên phương, lượng có thể gia giảm.
- Tác dụng: kiện tỳ táo thấp, hành khí đạo trệ.
- Giải:
Thương truật kiện tỳ, táo thấp là chủ dược;
Hậu phác trừ thấp: giảm đầy hơi;
Trần bì lý khí: hóa trệ
Khương, Táo, Cam thảo có tác dụng điều hòa tỳ vị.
- Ứng dụng trên lâm sàng dùng để chữa chứng tỳ vị thấp trệ có triệu chứng đầy bụng, miệng nhạt, nôn và buồn nôn, chân tay mỏi mệt, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng dày.
- Nếu thấp nhiệt nặng gia Hoàng cầm, Hoàng liên, nếu thực tích đầy bụng, đại tiện táo kết gia Đại phúc bì, La bạc tử, Chỉ xác để hạ khí thông tiện.
- Nếu bên trong thấp trệ, thêm ngoài ngoại cảm, triệu chứng có nôn, đầy bụng, sốt, sợ lạnh gia Hoắc hương, Chế bán hạ để giải biểu hóa trọc gọi là Bất hoán kim chính tán.
- Trường hợp sốt rét (thấp ngược) mình mẩy nặng đau, mạch nhu, lạnh nhiều, nóng ít, dùng bài này hợp Tiểu Sài hồ thang để trị gọi là bài Sài bình thang (Nội kinh thập di phương luận). Bài này gia Tang bạch bì gọi là bài Đối kim ẩm tử trị chứng tỳ vị thấp, người nặng da phù.
- Ngoài ra bài này còn dùng trị viêm dạ dày mạn tính, đau dạ dày cơ năng, bụng đầy ăn kém, rêu lưỡi trắng dày.
►►Bài này vị đắng cay, ôn táo dễ gây tổn thương tân dịch, âm huyết, nên dùng thận trọng đối với phụ nữ có thai.
- TAM NHÂN THANG (Ôn bệnh điều biện)
- Thành phần: Hạnh nhân 8 – 12g; Bạch đậu khấu 6 – 8g; Hoạt thạch phi 12 – 24g; Ý dĩ nhân 12 – 24g; bạch thông thảo 4 – 8g; Chế Bán hạ 6 -8g;
- Cách dùng: sắc nước uống chia ngày 3 lần có tác dụng Tuyên thông khí cơ, thanh lợi thấp nhiệt.
- Giải:
Hạnh nhân vị cay đắng khai thông phế khí;
Bạch đậu khấu vị cay đắng hóa thấp lợi tỳ;
Ý dĩ nhân ngọt nhạt, thanh lợi thấp nhiệt ở hạ tiêu đều là chủ dược;
Bán hạ giúp trừ thấp, tiêu trệ;
Thông thảo và Hoạt thạch, Trúc diệp đều các tác dụng thanh lợi thấp nhiệt.
Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác dụng sơ lợi khí cơ, tuyên thông tam tiêu, thấp nhiệt tiêu tán, bệnh ắt phải khỏi.
- Trên lâm sàng Là bài thuốc chữa thấp ôn, bệnh ở phần khí, thấp nặng hơn phần nhiệt.
- Trường hợp thấp nhiệt đều nặng gia Liên kiều, Hoàng cầm để thanh nhiệt, nếu còn triệu chứng biểu như sợ lạnh, gia Hương nhu, Thạch cao để giải biểu; có hàn nhiệt vãng lai gia Thảo quả, Thanh cao để thoái hàn nhiệt. Một số trường hợp dùng bài này và gia giảm chữa các chứng thương hàn, viêm ruột dạ dày, viêm thận có kết quả tốt.