TAM LONG TRỊ THỦY – BÀI THUỐC CHƯA HỘI CHỨNG THẬN HƯ

Ô long vĩ

400g

Mã tiền thảo

500g

Vỏ bưởi đào

600g

Khô phàn

200g

Bạch phàn

100g

Đại hồi

200g

Thảo quả

200g

Quế thanh

200g

Ích mẫu

300g

Bích ngọc đơn

400g

  • Chủ trị: phù thũng do tỳ thận dương hư (viêm thận nhiễm mỡ - HCTH)

  • Cách dùng: Bích ngọc đơn luyện để riêng. Ích mẫu, mã tiền nấu cao lỏng, Các vị khác sấy khô, hợp cùng bích ngọc đơn tán bột mịn luyện hồ, hoàn viên bằng hạt tiêu. Trẻ em dưới 12 tuổi uống 1 ngày 20g; 13 – 16 tuổi uống mỗi ngày 20g; trên 16 tuổi mỗi ngày 40g; Chia làm 2 – 3 lần trong ngày, uống liên tục cho đến hết phù.

  • Chú ý gia giảm: Trong quá trình điều trị có kết hợp thang dược như sau:

    • Nếu phù nửa người trở lên, cổ, mặt đầu thì dùng thêm Tô diệp 12g; Đình lịch tử 4g; Tang bạch bì 16g; Phù bình 16g; Xạ can 4g; Sắc uống.

    • Nếu phù chi dưới nhiều hơn thì dùng thêm:

Phòng kỷ

12g

Ngũ gia bì

16g

Ngải diệp

20g

Bán hạ chế

8g

Ích mẫu

20g

Hà thủ ô trắng

20g

Sắc uống.

    • Nếu phù tập trung ở bụng nhiều, cổ trướng thì dùng thêm:

Trần bì lâu năm

12g

Vỏ bưởi đào

16g

Nga truật

12g

Hương phụ

12g

Ích mẫu

16g

Ngải diệp

12g

Bẹ cau (bẹ ấp buông cau)

20g

 

 

Sắc uống.

    • Nếu nhiệt hỏa: khát nước, môi khô,, lưỡi khô, chảy máu cam, tiểu đỏ thì dùng thêm:

Lá dâu

12g

Hạ liên thảo

20g

Hạ diệp

20g

Rễ cỏ tranh

20g

Sắc uống.

    • Nếu thoát dương hỏa: môi thâm, lưỡi thâm, móng tay chân thâm, tứ chi quyết lạnh, chop mũi lạnh hơi thở mát, mạch trầm trì, thần kinh mê mệt, tiêu chảy, huyết áp thấp thì dùng thêm:

Phụ tử

8g

Cam thảo chích

8g

Nhục quế

6g

Can khương

12g

Đảng sâm

20g

 

 

Sắc uống nóng 1 – 2 thang. Kết hợp châm cứu.

    • Nếu phế quản phế viêm: sốt, ho, nhiều đờm, tức ngực, khó thở, mặt và mắt sưng húp, mạch phù sác thì dùng thêm:

Thạch cao

20g

Hoàng bá nam

10g

Củ sả già

10g

Gừng tươi

12g

Hạnh nhân

12g

Cam thảo

6g

Bèo cái

12g

 

 

Sắc uống 4 – 5 thang.

    • Nếu viêm tắc tĩnh mạch hai bên đùi, cẳng chân, sau lưng, sưng nóng đỏ đau bằng bàn tay nổi trên mặt da, phát sốt, mạchtế sác, bạch cầu tăng thì dùng thêm:

Liên kiều

12g

Bồ công anh

16g

Ngân hoa

12g

Xích thược

12g

Ích mẫu

20g

Rễ cỏ tranh

16g

Sắc uống 6 -8 thang.

    • Nếu ngoại cảm phong hàn thấp: phát sốt, sợ gió, đau cứng cổ gáy, mạch phù khẩn thì dùng thêm:

Kinh giới

12g

Bạch truật (sao)

12g

Can khương

8g

Bán hạ chế

8g

Tế tân

6g

Cam thảo chích

6g

Quế chi

4g

Ngũ vị tử

2g

Sắc uống 3 thang.

    • Nếu ngoại cảm phong nhiệt: phát sốt, sợ nóng, lưỡi rêu đỏ vàng, đau mình, nước tiểu đỏ, mạch phù sác thì dùng thêm:

Lá dâu

12g

Hạnh nhân

12g

Cúc hoa

12g

Liên kiều

12g

Cát cánh

12g

Lô căn (rễ lau sậy)

12g

Bạc hà

6g

Cam thảo

4g

Sắc uống 3 thang.

    • Nếu đau bụng cấp: đau dữ dội vùng hố chậu, đại tiện táo kết, bụng mềm, mạch trầm nhược thì dùng nhuận táo kết hợp với châm cứu.

    • Nếu nôn ọe ra thức ăn chưa tiêu thì dùng thêm Bột sa nhân. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g, uống sau bữa ăn, uống 4 – 5 ngày.

    • Nếu tiêu chảy hoặc bị di tinh (tỳ thận hư) thì dùng thêm:

Bạch truật

12g

Đảng sâm

12g

Thổ phục linh

12g

Cam thảo chích

6g

Hoài sơn sao

12g

Thần khúc

12g

Mộc hương nam

12g

Trần bì

12g

Hoàng liên nam

6g

Nhục đậu khấu (ép bỏ dầu)

8g

Tất cả nguyên liệu sấy khô tán mịn luyện hồ làm hoàn. Mỗi ngày uống 20g, uống liên tục 10 ngày đến 1 tháng.

    • Nếu màng phổi có nước (1 bên hoặc 2 bên) thì dùng thêm:

Trần bì

12g

Bán hạ chế

10g

Thổ bối mẫu

16g

Tang bạch bì

20g

Xạ can

6g

Thạch xương bồ

6g

Hạ khô thảo

16g

Phục linh

16g

Đinh lịch tử

4g

 

 

Sắc uống đến khi phổi hết nước.

    • Nếu gan to thì dùng thêm:

Thanh bì

6g

Nhân trần

6g

Chi tử

8g

Sài hồ

12g

Uất kim

12g

Hương phụ

8g

Thổ phục linh

12g

Sài đất

12g

Sắc uống đến khi khỏi.

  • Để điều trị protein niệu sau khi hết phù: sau khi hết phù còn lại các triệu chứng: toàn thân mệt mỏi, bứt rứt, sắc lưỡi nhợt có vết răng, người hâm hấp sốt, mạch trần tế, hoạt sác thì dùng một trong các bài sau:

BỔ TRUNG ÍCH KHÍ

Đảng sâm

12g

Hoàng kỳ

12g

Đương quy

8g

Bạch truật

8g

Thăng ma

6g

Sài hồ

6g

Trần bì

4g

Cam thảo

6g

Hoặc

PHÒNG KỶ HOÀNG KỲ THANG

Phòng kỷ

12g

Hoàng kỳ

12g

Bạch truật

10g

Cam thảo

6g

 

  • Sau khi hết phù còn lại các chứng: sắc mặt trắng khô, tinh thần mệt mỏi, khí đoản, phụ nữ kinh nguyệt không thấy, lưỡi nhợt không có rêu, mạch trầm tế vô lực thì dùng thang:

ĐẠI BỔ KHÍ HUYẾT – THẬP TOÀN ĐẠI BỔ

Nhân sâm

4g

Thục địa

4g

Hoàng kỳ

4g

Bạch truật

4g

Đương quy

4g

Bạch thược

4g

Xuyên quy

4g

Bạch linh

4g

Cam thảo (chích)

2g

Nhục quế

4g

Sắc với 3 lát gừng tươi và 2 quả Đại táo uống trước bữa ăn.

  • Sau khi hết phù còn lại chứng âm hư nội nhiệt (do quá trình điều trị dùng ôn dược nhiều) bàn tay, bàn chân nóng, họng khô ráo, mắt đỏ, thân gày người nóng da khô, mạch tế sác hay cấp sác thì dùng: THỤC HUYỀN KÊ THỦ MẠCH MÔN THANG

Huyền sâm

12g

Thục địa

16g

Kê huyết đằng

16g

Hà thủ ô

16g

Mạch môn

12g

Thiên môn

12g

Hoài sơn

12g

Thổ phục linh

12g

Tỳ giải

12g

Cam thảo chích

8g

Sắc uống 15 thang.

  • Sau khi hết phù còn lại các chứng: thân thể gày, bàn tay bàn chân lạnh, mô thâm mặt xạm (mặt bủng da chì) rêu lưỡi nhợt bệu, không có vết răng thỉnh thaongr có đợt phù kín ở mắt các chân và mi mắt, không đủ sức làm việc, mạch trầm tế vô lực (thường ở người mắc bệnh 10 – 15 năm) dùng BÁT VỊ QUẾ PHỤ GIA GIẢM:

Thục địa

40g

Hoài sơn

16g

Trạch tả

12g

Đan bì

12g

Phục linh

12g

Sơn thù

10g

Quan quế

4g

Ích mẫu

12g

Xa tiền tử

8g

 

 

Sắc uống 3 – 4 tháng.

  • Điều trị tăng huyết áp sau khi rút hết phù: Tăng huyết áp do can thận âm hư. Lưng mỏi, gối yếu, tâm phiền nhiệt, tự ra mồ hôi, váng đầu, ù tai, chất lưỡi đỏ không có rêu, mạch trầm tế hay huyền tế thì dùng bài TƯ DƯỠNG CAN THẬN

Thục địa

20g

Chi tử

12g

Hoài sơn

16g

Cao ban long

16g

Thổ phục linh

16g

Ngưu tất

12g

Vừng đen

12g

Thỏ ty tử

10g

Đỗ trọng

12g

Cỏ nhọ nồi

18g

Cam thảo

8g

Quả dâu chín

12g

Các vị tán bột mịn luyện mật ong thành tễ. Ngày uống 20g.

  • Nếu có tăng huyết áp do âm hư dương thịch: Đầu váng, tai ù, phiền táo, dễ cáu giận, hai tay run rẩy, đầu nặng chân nhẹ, chất lưỡi đỏ, mạch huyền hay huyền tế thì dùng bài DƯỠNG ÂM BÌNH CAN

Lá dâu

12g

Câu đằng

16g

Cúc hoa

10g

Bạch thược

12g

Trúc như

12g

Đỗ trọng

12g

Cải trời hoặc hạ khô thảo

12g

 

 

Sắc uống 1 – 2 thang.

  • Điều trị urê huyết trong khi dùng TAM LONG TRỊ THỦY: Khi dùng Tam long trị thủy, urê huyết diễn biến phức tạp thì tùy theo triệu chứng lâm sàng mà xử phương như sau:

    • Nếu hỏa nhiệt nhập tâm bào mà sinh ra co giật, hôn mê, mạch tế sác thì dùng:

Tang diệp

12g

Câu đằng

12g

Sinh địa

16g

Mạch môn

16g

Huyền sâm

12g

Rau má

12g

Thạch xương bồ

8g

Cam thảo

8g

Sắc uống để thanh nhiệt sinh tân, trấn kinh, thông khiếu giải độc, uống 3 thang.

    • Nếu dơng vong hư thoát, tứ chi quyết lạnh, ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy nôn mửa, huyết áp thấp, mạch trầm trì vô lực thì phải dùng:

Phụ tử

8g

Can khương

12g

Nhục quế

4g

Hoàng kỳ

16g

Bạch truật

12g

Sinh khương

3 lát

Sắc uống để hồi dương cứu nghịch. Uống 1 – 3 thang. Kiêng ăn mặn tuyệt đối, kiêng mỡ, các thức ăn sống lạnh khó tiêu. Nên ăn các thức ăn có hàm lượng đạm cao.
 

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan