BỆNH SỞI

1. Tổng quan

Theo Y học hiện đại Sởi là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus trở thành dịch, hay gặp vào mùa đông xuân, lây mạnh qua đường hô hấp và niêm mạc mắt khi tiếo xúc. Bệnh gây sốt, ho, viêm long niêm mạc và phát ban.

Đã có vaccine phòng bệnh. Ở nước ta, vaccine phòng Sởi đã được đưa vào chương tình tiêm chủng quốc gia, nhờ nó người mắc sởi giảm đáng kể.

Bệnh chưa có thuốc đặc trị nên chủ yếu cần nghỉ ngơi, giữ vê sinh cá nhân, ăn uống đầy đủ, cách ly và xử lý rác cá nhân người bệnh.

Theo Y học cổ truyền Sởi thuộc bệnh thuộc phạm vi chứng ma chẩn (sa tử, bồi tử, chần tử, khang sang).

2. Chủ chứng, nguyên nhân và biện chứng luận trị:

Chủ trứng: Trên da nổi lên hạt nhỏ nhất, vụn như muỗi đốt, lờ mờ gọi là ma, những hạt cùng phát một loạt, to bằng hạt tô tử, nhỏ bằng hạt cải, nhỏ nữa bằng cái trứng tằm, tròn, tụ thành đám gọi là chẩn.

Nguyên nhân: 

Sởi do thai độc chứa trong tỳ, phế, phát ra ở khoảng da long cơ nhục, nhưng cũng vì thời tà bệnh độc bên ngoài tác động đến phát ra, gặp ở trẻ em vào mùa đông xuân. Vậy bệnh bắt nguồn từ trong nhưng phát ra ở phần biểu.

Luận: Độc tà xâm nhập vào phế, gây sốt, ho, chảy nước mắt, nước mũi. Sau khi trung tiêu tỳ vì, nhiệt thương tân (tà sởi là dương tà), làm ăn kém, miệng khô, khát nước, ỉa lỏng hoặc táo. Độc tà xâm nhập vào dinh, phát sinh bì chẩn.

Với bệnh sở thông thường không có biến chứng, YHCT điều trị có hiệu quả tốt.

3. Điều trị bằng y học cổ truyền:
♦ Giai đoạn khởi phát: là giai đoạn lây mạnh nhất của bệnh.

  • Triệu chứng: từ khi phát sốt đến trước sởi mọc khoảng 3 đến 5 ngày. Sốt tăng dần, hơi sợ rét, mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, ho, họng đỏ, mệt mỏi, buồn ngủ, ăn kém, ỉa lỏng. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù sác.
     
  • Phép điều trị: Thanh nhiệt giải biểu, thấu chẩn.
     
  • Bài thuốc: THĂNG MA CÁT CĂN THANG

Thăng ma

6g

Chích thảo

6g

Cát căn

6g

Bạch thược

12g

Sắc uống 30 đến 40ml/lần x 3giờ/lần.

Ngân hoa

12g

Hoàng cầm

12g

Liên kiều

12g

Lô căn

12g

Bạc hà

8g

Tiền hồ

6g

Kinh giới tuệ

8g

 

 

Sắc uống 30 – 40ml/lần x 3giờ/lần.

Trẻ cảm phải phong hàn, hoặc sởi mọc gặp lạnh quá không mọc được, bỏ bạc hà, gia tô diệp 10g.

            Chú ý: Không dùng phép hạ, có thể làm ly hư, tà dễ nhập vào trong.

♦ Giai đoạn toàn phát:

  • Triệu chứng: Từ khi sởi mọc đến mọc hết, khoảng 3 đến 4 ngày. Sốt cao, phiền khát, ho nặng hơn, có thể nói sảng. Sởi bắt đầu mọc từ sau tai, lan ra mặt, thân, tay chân. Chẩn đỏ hồng như cánh bèo tấm hoặc nhỏ hơn, rải rác hoặc từng đám to nhỏ không đều, da xung quanh bình thường.
     
  • Phép điều trị: Thanh tả phế nhiệt, thấu chẩn.
     
  • Bài thuốc TRÚC NGÂN SÀI THANG

Ngân hoa

16g

Cát căn

12g

Trúc diệp

20g

Sa sâm

12g

Sài đất

16g

Cam thảo đất

12g

Mạch môn

12g

 

 

Bài 2

Ngân hoa

16g

Cát căn

16g

Liên kiều

12g

Lá liễu

12g

Huyền sâm

16g

Cam thảo

4g

Thạch cao

12g

Vỏ ve

2g

Nếu trẻ sốt cao, thở nhanh nông, sắc các bài thuốc trên hòa với nước Trúc lịch uống 30 – 40ml/lần x 3h/lần.

♦ Giai đoạn sởi bay

  • Triệu chứng: Từ khi sởi mọc hết đến bay hết khoảng 3 ngày. Nốt nào có trước nốt ấy lặn trước, bay bắt đầu từ sau tai xuống dần đến chân là thuận, để lại những vết thâm (da hổ). Các triệu chứng khác giảm dần
     
  • Phép điều trị: Cam thuận dưỡng âm, thanh trừ dư độc.
     
  • Bài thuốc: TƯ ÂM GIẢI ĐỘC THANG           

Huyền sâm

12g

Mộc thông

12g

Sinh địa

12g

Cam thảo

4g

Mạch môn

12g

Trúc diệp

12g

Bạch thược

6g

Cốc nha

8g

Đương quy

8g

 

 

Sắc uống 2 lần/ ngày.

Ho nhiều đờm gia Bối mẫu 12g, Trắc bách diệp 12g.

Ăn kém, ỉa lỏng gia Bình vị tán 8g/ ngày.

Ngủ ít gia Long nhãn 12g, Liên tâm 4g.

CÁC BÀI THUỐC CHẾ BIẾN ĐƠN GIẢN:

Mật ong, cam thảo, quả anh đào

  • Cách làm: Cam thảo 10g, ngâm vào nước sôi, sau đó cho nước vừa đủ, sắc trong 40 phút, vớt bỏ bã. Quả anh đào tươi 500g, rửa sạch cho vào nước cam thảo và cho 200g mật ong vào cùng. Đun nhỏ lửa đến khi cạn nước thì thôi. Để nguội ăn dần.

  • Tác dụng tăng cường khí huyết giải độc. Phòng bệnh sởi. Khi có dịch sởi, bạch hầu, để phòng bệnh có thể thường xuyên ăn ít một.

Rau mùi

  • Cách làm: Rau mùi tươi 30g, sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc dùng rau mùi 200g, cho vào 300ml nước; 100ml rượu trắng đun sôi lâu, xông cho hơi nước bốc lên chân tay, ngực, bụng làm cho nóng người ra mồ hôi.

  • Tác dụng: Giải độc, tan nốt mẩn trên da, khỏi phong hàn. Bài này chữa sởi thời kỳ đầu với các triệu chứng cơ thể sốt cao, ho chảy nước mắt, giàn dụa, miệg xuất hiện nốt,,,

  • Những người bị loét dạ dày không điều trị bài thuốc này (không uống). Người bệnh sởi đã bay không được dùng.

Rễ cỏ lan, rễ cỏ tranh

  • Rễ lan tươi, rễ cỏ trah tươi mỗi thứ 500g, cho vào 2 lít nước sắc kỹ lấy nước uống, thay nước che hàng ngày.

  • Tác dụng giải nhiệt tim phổi, dạ dày, mát máu giải độc, lặn ốt mẩn, Không phải kiêng kỵ, người âm hư máu nóng dũng dùng được. chủ trị trẻ em thời kỳ mới phát sinh bệnhL: sốt cao, trên da nổi mẩn , mọc dày đặc trên thân, ho nhiều, mạch nhanh…

Mã thày, củ cải

  • Mã thày tươi 10 củ (bỏ vỏ), nước củ cải tươi 500ml, pha vào một ít đường, đun sôi lên uống nóng.

  • Tác dụng: thanh nhiệt, bổ âm, cắt cơn ho, tiêu đờm, giải độc tiêu viêm. Chữa bệnh sởi trẻ em.

Rau thơm, mã thày

  • Mỗi lần dùng 15 – 20g rau thơm, 250 – 500g mã thày, sắc lấy nước uống hàng ngày, uống thường xuyên

  • Có tác dụng giải độc, chữa bệnh sởi.

Rễ cỏ tranh, mía

  • Mỗi lần dùng 50 – 120g rễ cỏ tranh, 100 – 300g mía. Sắc lấy nước uống hàng ngày.

  • Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sau lên sởi vẫn sốt.

Tử thảo nhung và nước đường

  • Mỗi lần dùng 3 – 5g tử thảo nhung, cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát, quấy vào ít đường trắng, bỏ bã, uống nước.

  • Tác dụng thanh nhiệt, mát máu, giải độc, lăn nốt mẩn. Chữa bệnh sởi ở trẻ em, phong sởi.

Bí ngô

  • Dùng 50g bí ngô, cho vào bát nước đun sôi kỹ lấy nửa bát, ăn hết 1 lần.

  • Công dụng: Giúp thanh nhiệt, phòng bệnh sởi.

Mã thày, cà rốt

  • Dùng 250g mã thày, 500g mía, 250g cà rốt, cho nước vừa đủ nấu chín, uống nước.

  • Tác dụng thanh nhiệt, giải độc sau khi sởi đã bay.

4. Một số cách thức dân gian phòng bệnh sởi khi đang có dịch

  • Lá diếp cá tươi khoảng 100 đến 200g, sắc uống 3 lần/ ngày.
  • Rau mùi cả cây hoặc hạt càng tốt, giã nát tẩm rượu sát khắp người.
  • Than củi hun khói xông.

Đối với trẻ có mọc sởi vừa phải thuận, nốt hồng nhuận, trẻ chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống các chất dễ tiêu, nhiều vitamin, giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt là đủ, không cần điều trị. Cẩn thận thì dùng các bài thuốc YHCT trên hoặc dùng riêng bào THĂNG MA CÁT CĂN  cho đến khi sởi bay hết là được tránh biến chứng. Nếu sởi đã có biến chứng cần điều trị bằng YHHĐ.

Lưu ý: Những bài thuốc trên chỉ có tính chất tham khảo, nếu cần chữa trị thì bệnh nhân phải đi khám

Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.

 

Bài viết liên quan