BỆNH Ở TRẺ SƠ SINH
TỔNG QUAN
Với đặc điểm là yếu đuối, dễ chịu tổn thương, trẻ nhỏ nói chung và đặc biệt là trẻ sơ sinh nói riêng luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hại cho sức khỏe. Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về bệnh của trẻ sơ sinh chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh thường gặp.
1. Nhiễm khuẩn sơ sinh:
Tại Da:
- Phổ biến như tụ cầu, liên cầu thường gặp mụn phỏng nốt mủ (dân gian gọi là viêm kê) xuất hiện sau 1 đến 2 tuần đầu sau sinh, có thể do vệ sinh kém, không tắm cho trẻ hàng ngày, đôi khi không rõ nguyên nhân.
- Bệnh thường nhẹ và nhanh khỏi tuy nhiên cần vệ sinh tốt như thường tắm rửa cho trẻ sạch, với những nốt mủ to nên chấm bằng xanh methylen phòng trường hợp biến chứng có thể nhiễm khuẩn máu.
- Mụn phỏng (phỏng dạ) có thể lây lan khi vỡ ra, các mụn nước mọc không đều ở trán, gáy lưng, khe kẽ.
- Các mụn bội nhiễm có thể gây biến chứng phức tạp. Cần tắm hàng ngày, giữ vệ sinh da; chấm xanh methylen hoặc bôi kháng sinh tùy theo chỉ định của bác sỹ.
Tại niêm mạc: Các bệnh có thể gặp ở mắt do lậu cầu gây chảy mủ hoặc gây viêm, có thể ở miệng như nấm gây tưa miệng nếu không được điều trị kịp thời có thể lan sâu gây viêm phổi do nấm và tiêu chảy…
2. Nhiễm khuẩn tại rốn:
Viêm rốn:
- Là viêm da quanh rốn, rốn thường rụng muộn, da xung quanh rốn có viêm đỏ nhẹ, rốn ướt, toàn trạng trẻ vẫn bình thường, nếu nặng sẽ có mùi, mủ viêm tấy thành bụng quanh rốn.
- Cần đưa trẻ đi khám để cắt rốn chưa rụng nếu cần và chăm sóc tại chỗ tốt.
Hoại thư rốn:
- Có thể là do để rốn bẩn và quá kín, vi khuẩn kỵ khí phát triển hoặc thứ phát sau viêm rốn. Tại rốn tổ chức bị hoại tử, thâm tím, chảy máu, có mùi hôi có khi kèm theo mủ.
- Toàn trạng trẻ suy sụp vẻ nhiễm khuẩn, nhiễm độc, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa…
Uốn ván rốn trẻ sơ sinh:
- Là bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc do trực khuẩn Clostridium Tetani, Gram (+) gây ra, là loại bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển có tỷ lệ tử vong cao.
- Tại Việt nam, chúng ta đã thành công trong khống chế uốn ván nhờ hệ thống tiêm chủng mở rộng, tuy nhiên không có nghĩa là chúng ta có thể chủ quan.
Nguyên nhân là do nhiễm trực khuẩn uốn ván do rốn của trẻ được cắt không đảm bảo vô khuẩn sau khi sinh.
Triệu chứng: trải qua 4 thời kỳ:
Thời ủ bệnh: Thường kéo dài 4 – 15 ngày, thời gian càng ngắn bệnh càng nặng, tính từ lúc cắt rốn đến khi có dấu hiệu cứng hàm.
Thời kỳ khởi phát: trẻ có thể quấy khóc, bỏ bú, miệng chúm chím, trẻ đói nhưng không ăn đc, nếu đè lưỡi trẻ thấy dấu hiệu cứng hàm, thời kỳ này nhanh chóng chuyển sang toàn phát.
Thời kỳ toàn phát: Bệnh thể hiện rõ ràng, cứng hàm xuất hiện; xuất hiện cơn co giật, co cứng cơ cong người thường xuất hiện sau cơn cơ giật đầu tiên và kéo dài suốt thời gian bị bệnh.
Toàn thân: nhiệt độ có thể bình thường hoặc tăng có thế đến 410C làm cơn co giật khởi phát; Trẻ rụng rốn sớm và có thể có nhiễm khuẩn ướt, có mủ ở rốn, cấy mủ thấy có vi khuẩn uốn ván. Bệnh kéo dài 2 đến 3 tuần, dễ tử vong ở tuần thứ nhất và thứ hai trong cơn co giật.
Thời kỳ lui bệnh: để trở lại bình thường trẻ cần mất 1,5 đến 2 tháng.
Cần dự phòng và chăm sóc tốt bằng sử dụng vaccine tiêm phòng sớm với bà mẹ mang thai theo hướng dẫn.
3. Vàng da trẻ sơ sinh:
Nguyên nhân: do tăng nồng độ bilirubin trong máu.
Cách xác định vàng da đúng: cần quan sát trẻ dưới ánh sáng tự nhiên, dùng tay ấn nhẹ lên da trong 2s rồi bỏ ra, nhìn rõ màu da và tổ chức dưới da.
Phân loại:
- Có hai dạng vàng da sơ sinh tùy thuộc vào loại bilirubin: Vàng da tăng bilirubin trực tiếp (kết hợp) và vàng da do tăng bilirubin gián tiếp (tự do).
Vàng da sinh lý :xuất hiện ngày thứ 3, tự khỏi sau 1 tuần, vàng nhẹ đến mặt ngực, toàn trạng trẻ ổn định. Nồng độ bilirubin bình thường là <12mg/dl (trẻ đủ tháng) và < 15mg/dl với trẻ đẻ non.
Vàng da bệnh lý: Khi nồng độ bilirubin tăng cao hơn bình thường. Khi trẻ có dấu hiệu vàng da bệnh lý thường có cơn ngừng thở, li bì, nôn, bú kém, thân nhiệt không ổn định, co giật, tăng trương lực cơ, xoắn vặn. Thông thường vàng da bệnh lý xảy ra còn do một số yếu tố thuận lợi như: trẻ có đẻ ngạt, đẻ non, nhẹ cân ; có hạ thân nhiệt và đường máu…
- Khi có nghi ngờ vàng da bệnh lý đặc biệt xuất hiện sớm vàng da hoặc muộn sau 14 ngày sau sinh, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra và xử lý sớm tránh biến chứng xấu có thể xảy ra.
.
4. Suy hô hấp sơ sinh:
- Tình trạng rối loạn chức năng hô hấp do nhiều nguyên nhân tại phổi hoặc ngoài phổi làm cản trở quá trình trao đổi khí dẫn đến tình trạng thiếu oxy và tăng CO2.
- Đây là hội chứng thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh đòi hỏi phải cấp cứu nhanh chóng và xử trí kịp thời.
Nguyên nhân:
-
Bệnh màng trong, viêm phổi trong tử cung, chậm tiêu dịch phổi, tăng áp động mạch phổi. Ngoài ra còn có dị dạng lồng ngực, tim bẩm sinh, thoát vị cơ hoành; rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, hạ thân nhiệt hoặc toan máu;
-
Trên lâm sàng nhận thấy những dấu hiệu như trẻ có da tím tái; nhịp thở nhanh trên 60l/phút hoặc dưới 30l/phút, có cơn ngừng thở trên 20 giây hoặc ngừng thở dưới 20 giây nhưng lại có kèm nhịp tim trên 100 lần/phút; trẻ thở rên, cánh mũi phập phồng.
-
Cần theo dõi trẻ sát sao và đưa trẻ đi khám và cấp cứu kịp thời. để phòng bệnh cần quản lý thai nghén tốt phát hiện kịp thời các sản phụ có nguy cơ.
Đông Y Thiện Tri Thức biên tập