VIÊM PHẾ QUẢN MẠN TÍNH

I. TỔNG QUAN

Viêm phế quản được coi là mạn tính là với đặc trưng là tình trạng tăng tiết quá mức chất nhầy phế quản, gây ho và khạc đờm kéo dài vài tháng trong một năm và diễn ra ít nhất 2 năm liên tiếp (đã loại trừ những trường hợp có triệu chứng giống thế như ung thư hoặc lao).

II. NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Nguyên nhân: Thông thường tổn thương của Viêm phế quản bắt đầu từ phế quản lớn đến phế quản nhỏ, tuyến tiết nhờn quá sản, phì đại, xơ hóa và phá hủy phế quản cũng như tổ chức đàn hồi của nhu mô phổi do vậy có thể gây giãn phế nang.

  • Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản mạn tính trong đó khói thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhẩn chủ yếu vì nó tác động đến phế quản:
    • Ức chế hoạt động của tế bào trụ có long chuyển của biểu mô phế quản.
    • Ức chế chức năng đại thực bào phế nang.
    • Làm phì đại và quá sản tế bào tiết nhày..
  • Ngoài ra một trong những nguyên nhân ngày nay hay gặp là tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, khói bụi.
  • Nghề nghiệp có tiếp xúc với khói bụi và khí độc hữu cơ va vô cơ.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Người có cơ địa dị ứng, di truyền rối loạn bài tiết chất nhày, người có hút thuốc lá và sống trong môi trường chật chội, ẩm thấp thiếu vệ sinh là những người có nguy cơ mắc cao hơn người khác.

Triệu chứng:

Bệnh thường xảy ra ở người trên 50 tuổi  có tiền sử nghiện thuốc lá, thuốc lào, thường tiến triển từ từ, lúc đầu nhẹ sau chuyển sang nặng dấn lên, ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt. Thời gian có thể kéo dài nhiều năm. Người bệnh thường có dấu hiệu như:

  • Ho và khạc đờm: ho khạc nhiều vào sáng sớm, đờm nhày, dính, trong hoặc xanh, vàng đục như mủ. lượng đờm lớn khoảng 200ml/ngày. Vào mùa đông – xuân thường kéo dài khoảng 3 tuần.
  • Khó thở: trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh chưa có cảm giác khó thở, về sau mức độ khó thở sẽ tăng lên, chức năng ho hấp giảm mạnh.
  • Trong đợt cấp của viêm phế quản mãn tính:  có những đợt ho và khạc đờm nặng lên, thường do bội nhiễm. Có nhiều dấu hiệu khi bệnh rơi vào đợt này:
    • Ho, khạc đờm có mủ.
    • Khó thở như cơn hen, phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm.
    • Có thể sốt hoặc không.

Trong đợt cấp viêm phế quản mãn, nếu không theo dõi, chăm sóc và cấp cứu nếu có cơn khó thở người bệnh có thể tử vong do suy hô hấp cấp.

Viêm phế quản mạn tính cần được điều trị và chăm sóc phù hợp vì có thể gây ra các biến chứng như bội nhiễm phổi, giãn phế nang, suy hô hấp, suy tim phải…

III. ĐIỀU TRỊ

Điều trị phụ thuộc vào sự tổn thương khác nhau cũng như các giai đoạn và diễn biến của bệnh nhưng đều nhằm mục đích là ngăn ngừa những đợt tiến triển cấp tính, phục hồi lưu thông đường thở, chống suy hô hấp, làm chậm lại quá trình tàn phế phổi; chống nhiễm khuẩn gây bội nhiễm.

  • Tránh những yếu tố nguy cơ:
    • Bỏ thuốc lá, thuốc lào.
    • Giữ ấm khi trời lạnh và không để lạnh đột ngột.
    • Điều trị triệt để những viêm nhiễm đường hô hấp trên.
  • Không sử dụng kháng sinh tùy tiện. chỉ dùng theo sự hướng dẫ của thày thuốc nếu có dấu hiệu tăng nặng của nhiễm khuẩn như sốt, ho khạc đờm nhiều có mủ và dự phòng các đợt cấp có nguy cơ gây suy hô hấp nặng; và cũng chỉ dùng kháng sinh khi đã có kháng sinh đồ phù hợp.
  • Trong các đợt cấp
    • Dùng các thuốc làm thay đổi độ quánh dính và đặc của đờm như acetylcystein…
    • Các thuốc làm giãn phế quản nếu có co thắ phế quản.
    • Chống viêm, giảm phù nề.
    • Vỗ rung lồng ngực để long đờm và dẫn đờm ra ngoài.
    • Dùng kháng sinh nếu cần theo ý kiến thày thuốc.

Tuy vậy trong đợt cấp nên theo dõi chặt chẽ và nếu có điều kiện bạn nên đến cơ sở y tế chuyên ngành để được tư vấn, chăm sóc và điều trị cũng như theo dõi thâm chí nhập viện nằm điều trị nếu cần.

Nên tập dưỡng sinh, tăng cường tập thở cơ hoành để tăng chức năng thông khí phế nang và trao đổi ôxy giúp cải thiện vận động và phục hồi chức năng thở thông thường.

Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.

 

Bài viết liên quan