BỆNH LAO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 12 trong số 22 nước có tỷ lệ bệnh lao cao nhất thế giới. Trong những năm gần đây chương trình phòng chống lao quốc gia đã triển khai tốt chiến lược DOTS, thực hiện nhiều công cụ kiểm soát sớm lao và tuyên truyền rộng khắp giúp cho ý thức người dân đã được nâng cao, tuy nhiên do một bộ phân người bệnh cũng như tính đặc thù của thuốc nếu không thật sự giám sát tốt sẽ làm tăng thêm tình trạng kháng thuốc, đe dọa sự thành công của điều trị chống lao.
Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra. Bệnh có thể biểu hiện cấp tính hay mạn tính với biểu hiệnhay gặp nhất là lao phổi (80 – 90% các trường hợp), ngoài ra còn gặp lao ngoià phổi như màng phổi, hạch, lao xương, lao màng não, lao thận.
Nguyên nhân, điều kiện thuận lợi gây lao
Nguyên nhân gây lao là do vi khuẩn lao với đặc tính ái khí, tồn tại tự nhiên trong 3 đến 4 tháng, kháng cồn, kháng acid, sinh sản chậm, tồn tại lâu ngoài môi trường và trong cơ thể chống lại đề kháng cơ thể và có khả năng kháng với kháng sinh thông thường do vậy điều trị rất khó khăn nếu không tuân thủ phác đồ điều trị chuyên dụng.
Điều kiện cho khởi phát bệnh Lao:
- Người sống và sinh hoạt cùng bệnh nhân Lao phổi.
- Người có suy giảm miễn dịch, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, nghiện rượu, nhiễm HIV.
- Suy dinh dưỡng; Đái tháo đường; mắc các bệnh mạn tính khác làm hệ miễn dịch suy giảm;
- Sống trong môi trường ẩm thấp, tối tăm là điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
Bệnh lây truyền chủ yếu từ người bệnh sang người lành qua đường ho khạc và phát tán vào trong không khí. Khi cơ thể bị vi khuẩn lao xâm nhập và tồn tại trong cơ thể ở trạng thái không hoạt động gọi là nhiễm lao. Đa số người nhiễm lao có phản ứng da dương tính với trực khuẩn lao.
Tổn thương do vi khuẩn lao xâm nhập lần đầu là tổn thương sơ nhiễm, ở phối hoặc hạch rốn. Đa phần tổn thương sơ nhiễm này có thể mất đi hoặc để lại chất bã đậu có lắng đọng canxi gọi là vôi hóa. Điều này có nghĩa là có có thể tái phát trở lại vào một thời gian thích hợp. Mức độ lan tràn phụ thuộc vào khả năng miễn dịch của cơ thể và lượng độc tính của vi khuẩn.
Phân loại bệnh lao có nhiều cách dựa vào:
- Theo cơ quan đích tổn thương: bộ phận nào cũng có thể bị tổn thương.
- Theo độ tuổi có lao ở trẻ em và lao người lớn.
- Theo điều trị có lao mới, lao tái phát và lao kháng thuốc.
Trên lâm sàng có thể gặp một số dạng lao như lao sơn nhiễm, lao kê, lao màng não, lao ở người bệnh có nhiễm HIV…
Triệu chứng lao phổi ở người lớn tuổi có thể gặp trên lâm sàng:
- Người bệnh có gày sút, chán ăn, mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều và có sốt nhẹ về chiều.
- Ho kéo dài, có thể ho khan hoặc ho có đờm.
- Ho có thể ra máu kèm theo đờm thậm chí ho ra máu dữ dội.
- Đau ngực vùng tổn thương, thường đau âm ỉ.
- Người bệnh lâu ngày có thể thấy khó thở, tổn thương phổi rộng.
Điều trị Lao cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau để nhằm tránh sự kháng thuốc của vi khuẩn:
- Phối hợp các thuốc chống lao ít nhất 3 thuốc trong gia đoạn tấn công; 2 – 3 thuốc trong giai đoạn duy trì.
- Dùng thuốc đúng liều, liều thấp không hiệu quả, liều cao sẽ gây tai biến và tác dụng phụ.
- Dùng thuốc đều đặn vào một giờ nhất định trong ngyà, xa bữa ăn.
- Dùng thuốc đủ thời gian (8 tháng trở lên) tránh tái phát. Điều trị theo hai giai đoạn là tấn công và duy trì.
- Điều trị có kiểm soát để theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân vf xử trí lịp thời các biến chứng và tai biến nếu có.
Việc điều trị Lao hiện nay đã được thực hiện theo phác đồ điều trị thống nhất trên toàn quốc theo chương trình chống Lao quốc gia. Người bệnh cần liên hệ cơ sở y tế chuyên ngành để kiểm tra, thăm khám và điều trị cũng như theo dõi tình trạng bệnh của mình, tuyệt đối không bỏ thuốc, dừng thuốc hoặc dùng không đúng hướng dẫn của thày thuốc.
Phòng bệnh Lao là vấn đề vô cùng quan trọng cần một số yêu cầu cơ bản:
- Cắt đứt nguồn lây bằng điều trị khỏi hẳn và dứt điẻm cho người bệnh, người bệnh không khạc nhổ bừa bãi.
- Tiêm phòng BCG cho trẻ làm tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ gnhỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Đối với người bênh HIV cần có dự phòng Lao bằng soniazid.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp