TÁO BÓN VÀ NHỮNG THỰC PHẨM NÊN DÙNG

Thế nào là Táo bón?

Thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thu, cặn bã được đào thải ra ngoài. Nếu thời gian đào thải quá lâu, thành phần nước trong phân bã bị ruột tái hập thụ trở lại, khiến phân trở nên khô cứng, khó thải ra ngoài thành táo bón. Người bị táo bón do không kịp thải chất bã ra ngoài, chất thối tích tụ trong ruột bị hấp thu lại cơ thể gây độc cho máu, gan, Nhẹ thì ợ hơi, ợ chua, hơi thở hôi, chóng mặt, rêu lưỡi, mệt mỏi đầy bụng, nặng hơn gây dị ứng toàn thân do nhiễm độc, ung thư đường ruột.

Nguyên nhân gây táo bón có nhiều loại:

  • Do ăn uống thiếu chất xơ rau xanh, trái cây, ít chất bã.

  • Do người già suy nhược, dinh dưỡng kém, béo phì, bệnh tiêu hóa khiến các cơ hỗ trợ bài tiết kém tác dụng.

  • Tắc do bị nghẽn đường ruột do ung thư hay tắc ruột dẫn đến cản trở quá trình nhu động ruột.

  • Sự nhạy cảm quả mẫn của thần kinh đường ruột gây co hẹp lòng ruột làm phân khó di chuyển.

  • Người táo bị trĩ, gây đau hậu môn làm ngại đi vệ sinh đẫn đến tăng nặng tình trạng bệnh

Các loại thực phẩm mà người bệnh trĩ và táo bón nên ăn và không nên ăn.

Người bệnh nên ăn thực phẩm giảu vitamin B, có lợi cho tiêu hóa, giảm chất béo động vật, thay bằng chất béo thực vật, tăng lượng nước vào cơ thể. Tăng hàm lượng chất xơ để kích thích nhu động ruột, giảm thời gian chất thải đi trong ruột.

Đối với những người bị bệnh do thần kinh thì nên giảm thực phẩm chất xơ, thực phẩm nên mềm lỏng dễ tiêu.

Không nên sử dụng rượu, chè đặc, cà phê vì dễ gây tăng nặng tình trạng táo bón.

Một số thực phẩm có thể dùng

  1. Khoai lang: Trong sách Bản thảo cầu nguyên cho rằng khoai lang mát máu lợi huyết, khoan ruột dạ dày, thông bí đại tiện, bài tiết các chất độc hại tích trong nội tạng, rất thích hợp cho người bị bí đại tiện kéo dài. Cũng có thể dùng lá khoai lang thêm gia vị xào thành món ăn hoặc nấu canh, ăn vào lúc đói rất có lợi cho người khó đi ngoài.

  2. Hạt vừng: Giúp nhẹ ruột, thông tiện, thích hợp cho người ruột khô. Có thể dùng vừng đen với lá dâu, nghiền nhỏ trộn với mật ong, vo thành viên, mỗi ngày dùng 12 đến 15g, cứ thể trong 1 tháng sẽ giảm bệnh đáng kể.

  3. Chuối: Thanh nhiệt, nhuận ruột, giải độc, thích hợp cho người bí đại tiện, cơ thể suy nhược theo thói quen và những người bí đại tiện tính nhiệt. Mỗi ngày nên ăn chuối 2 đến 3 lần, mỗi lần khoảng 2 quả.

  4. Quả Dâu: Có thể bổ dịch, nhuận ruột, thích hợp cho người bí đại tiện thể hư, ruột khô và những người bị đại tiện huyết hư mãn tính. Có thể lấy những quả dâu tươi, chín đem ép lấy nước, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 15ml. Hoặc dùng 2kg dâu tươi, thêm nước, đun thành cao dâu, mỗi ngày uống 2 lần với nước đun sôi để nguội trong 1 tuần, mỗi lần 15g liên tục rất có hiệu quả.

  5. Mía: có tác dụng thanh nhiệt, tạo nước bọt, nhuận ruột, thích hợp cho người bị bí đại tiện tính nhiệt. Có thể dùng nước mía vỏ xanh, 1 cốc nhỏ mật ong, trộn đều, mỗi ngày uống khi đói vào các buổi sáng và tối.

  6. Rau hẹ: Dùng hẹ rửa sạch, sau dó giã lấy nước cốt sao cho đầy một cốc, khoảng từ 30 đến 50ml, thêm 15 – 20 ml rượu hoàng tửu, đun sôi rồi uống sẽ rất tốt cho người bí đại tiện.

  7. Củ cải: Dùng 250g củ cải trắng tươi, rửa sạch ép lấy nước cốt, sau đó bỏ thêm một chút mật ong uống hết trong 1 lần, mỗi ngày uống một lần. Trong sách Nhật dụng bản thảo có viết củ cải làm nở ngực, lợi đại tiện. Vị thuốc này đặc biệt thích hợp cho người bí khí, người bí khí muốn đi ngoài nhưng không được, thậm chí bụng chướng đầy.

  8. Rau Dền có thể thanh nhiệt lợi khiếu. có thể trị chứng đại tiện vón cục khô, khó đi ngoài. Trong sách Điền nam Bản thảo viết rau dền trị chứng bí đại tiện. Trong Bản thảo cương mục cũng cho rằng rau dền lợi ruột. Người bí đại tiện thói quen nấu cháo rau dền ăn.

  9. Khoai môn, củ từ: THích hợp cho người bí đại tiện vì khoai môn, củ từ chứa hàm lượng lớn tinh bột và vitamin B1, B2, tăng cướng sự co bóp cho dạ dày và là thức ăn kiềm tính.

  10. Mật ong: Có thể làm nhuận khôm sạch ruột, thích hợp cho người bí đại tiện, ruột khô. Có thể dùng 180g mật ong, 30g vừng đen giã nhỏ trộn đều, đun sôi thành món điểm tâm ăn ngày 2 lần.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan