CÂY LƯƠNG THỰC VÀ DẦU THỰC VẬT – PHẦN 2
DẦU LẠC
Dầu lạc còn gọi là đậu phộng. Là dầu béo ép từ hạt củ lạc của cây lạc (arachis hypogaea). Thực vật họ Đậu (Fabaceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính là dầu béo thơm của nhiều loại acid béo. 100g có thể cho 900kcal nhiệt lượng. Trong acid béo chủ yếu là acid oleic 39 – 65%, acid oleic chưa no 16 – 32%...
Tác dụng: giúp làm sạch ruột, giảm táo bón, giải độc thanh nhiệt. Dùng trong điều trị loét đường tiêu hóa, bí đại tiện, tắc ruột do giun.
Cách dùng: đun kỹ rồi dùng hoặc dùng xào rán thức ăn.
Kiêng kỵ: không nên để quá lâu mới ăn. Người hay đi lỏng không nên dùng.
Chữa trị một số bệnh:
Loét đường tiêu hóa: Dầu lạc 5 – 10ml, mỗi sáng khi bụng đói uống dầu lạc.
Tắc ruột do giun: Dầu lạc 80ml, đun sôi để nguội uống. Uống liền 2 – 3 lần, trẻ em giảm liều, nên kết hợp với các cách điều trị khác
DẦU VỪNG
Còn gọi bằng tên như dầu gai đen, gai mỡ, dầu thơm, dầu sống, dầu xanh. Là dầu ép ra từ hạt cây vừng (Sesamium indicum) thuộc họ vừng (pedaliaceae). Tính mát, vị ngọt. Thành phần chính: acid oleic 50%, acid oleic chưa no 38%... ngoài ra còn một số yếu tố vi lượng khác. Trong 100g có thể cho 900kcal nhiệt lượng.
Tác dụng: chống được táo bón, giải độc, sinh cơ. Chủ yếu dùng chữa ruột khô, khó đại tiện. Ăn không tiêu bụng đau, giun, loét, mụn vảy nến, da nứt nẻ.
Cách dùng: ăn sống hoặc dùng dầu xào nấu. Ăn trộn với thức ăn. Dùng ngoài thì bôi lên da.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư đi ngoài lỏng thì không nên ăn nhiều.
Chữa trị một số bệnh:
Khó đi ngoài: Dầu vừng 30 – 50g. Đun sôi, để nguội. Nhấm nháp vào cổ họng. Trẻ con giảm bớt tùy theo tuổi; hoặc dùng 50g dầu vứng, thêm 25ml nước lá hẹ, đun chín uống vào sáng sớm.
Mụn sưng; da nứt nẻ: dầu vừng sao với hành cho đến đen, bôi vào chỗ đau lúc còn nóng.
Máu giảm màu sắc đỏ: dùng 8 – 10ml dầu vừng. ngày 3 lần uống trước ăn cơm. Trẻ em giảm một nửa. 10 – 20 ngày là 1 đợt điều trị.
Viêm tai giữa: Dùng 25ml dầu vừng, 9g thạch lựu sao khô nghiền nhỏ. Trộn đều nhỏ tai ngày 2 – 3 lần, trước khi nhỏ rửa sạch bằng oxy già.
Bị bỏng: Bôi dầu vừng vào.
Đau bụng cấp tính do giun: 50g dầu vừng, 30g hành tươi (giã nát lấy nước) cùng đánh nhuyễn. uống lúc đói bụng, ngày 2 lần, trẻ em giảm bơt liều.
Mẩn ngứa do thấp, bị bỏng, viêm tai giữa, bệnh trĩ phát viêm: Dầu vừng, cỏ mực, mỗi thứ bằng nhau. Cho cỏ mực vào ngâm trong dầu 24h, dùng lửa nhỏ xào cỏ mực rồi bỏ bã, lấy nước cỏ mực lẫn dầu cho vào bình dùng dần, khi cần bôi chỗ đau.
ĐẬU ĐEN
Đậu đen (Vigna cylindrrica) còn gọi là hắc đại đậu, ô đậu, hắc đậu , đông đậu tử. Là hạt màu đen của cây đậu (Fabaceae). Tính bình, vị ngọt mặn. Thành phần chính có Albumin, chất béo, cácbuahyđrô cùng carotein, vitamin B1,2, B12…ngoài ra còn có aldehyt đậu, acid chlorophylic… Một số acid hữu cơ và acid amin khác.
Tác dụng: Hoạt huyết lợi thủy, giải độc thanh nhiệt, trừ phong, giải độc, sản hậu bị phong, giải độc thuốc, chống phù thũng.
Cách dùng: Uống: đun thành thang hoặc phối hợp với các vị thuốc. Nếu dùng ngoài da xay nhỏ đắp hoặc đun lấy nước mà bôi.
Kiêng kỵ: Kiêng dùng cây thầu dầu, cây sếu tàu, cơm nguôi (họ Celtis), khi dùng tetracycline, tyrothricin thì không dùng đỗ đen.
Một số bệnh chữa trị:
Bọng nước sưng độc: dùng 30 – 60g đậu đen, đun chín rồi uống nước, ăn bã.
Thông đại tiện, trừ táo bón: Lấy 30g đậu đen đun nhừ thành hồ rồi ăn.
Trẻ con mọc đơn độc, bị bỏng: đậu đen đun nước đặc đắp vào chỗ đau.
Nổi mề đay: dùng 150g đậu đen đun nước thêm đường đỏ mà ăn.
Thận hư, hay háo nước: Phấn thiên hoa, đậu đen (rang) lượng bằng nhau, xay bột nhỏ, trộn với hồ mì hay gạo, viên thành hoàn bằng hạt ngô. Lấy 100 hạt đậu đen nấu thành canh để uống thuốc.
Trẻ con nóng: dùng 6g đậu đen, 3g cam thảo, 7 tấc bấc đèn, 1 lá tre gai sắc lên mà uống.
Giải độc ba đậu: Dùng nước đậu đen mà giải.
Mồ hôi trộm: Đậu đen lúa mì ngậm sữa mỗi thứ 30g sắc lên uống; hoặc dùng 9g vỏ đậu đen với 10g lúa mì ngậm sữa sắc lên uống ngày 2 lần.
Kinh nguyệt không đều: dùng 30g đậu đen (rang, giã bột0, 12g tô mộc, sắc lên rồi cho đường đỏ uống ngày 1 – 2 lần.
Sau ôm dậy, người yếu, hay toát mồ hôi: dùng đậu đen, lữa mì ngậm sữa mỗi thứ 30g; táo tàu 5 quả, đun nước uống 2lần/ ngày.
Bỏng: Đậu đen 250g, đun thành hồ đặc đắp vào chỗ bỏng, vớt hạt đậu ăn.
Đau khớp do phong thấp: đậu đen ngâm nước thành giá đậu, sấy trong bóng râm để dùng dần. Mối ngày 2 – 3 lần, mỗi lần đun 60 – 90g với nước mà uống.
Kinh nguyệt không thông, bụng dưới lạnh đau: Đậu đen 30g; hoa hồng 6g; đường đỏ 30g. Đem đậu đen hòa với hoa hồng sắc lên, lấy nước bỏ bã cho thêm đường đỏ. Mỗi ngày uống 2 lần.
Xơ gan cổ chướng: Đậu đen, bột mỳ cũ, nhân hạt óc chó, táo tàu, phèn chua mỗi thứ 100g. Đem đậu đen và bột mì cũ đun chín, rang khô, nghiền thành bột nhuyễn, sau đó lấy táo tàu bỏ bột cùng nhân hạt óc chó và phèn xay nhuyễn, rồi trộn đều với nhau, luyện mật thành viên, mỗi viên khoảng 9g. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 – 3 viên.
Đông y Thiện Tri Thức biên tập