CÁC LOẠI THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 6

  1. CẢI CÚC DẠI

  • Cải cúc dại (Spinacia Sp) còn gọi là đông cúc, tế dược, lan thiệt thảo, rau lưỡi bò, thuộc thực vật học Cúc. Tính bình, vị đắng. Mọc ở các triền núi, ở nhiều nơi. Lá non hái làm thức ăn, làm thuốc thì lấy cả cây, để tươi hay phơi khô dùng dần.

  • Tác dụng: Bổ, tiêu viêm, giải độc nên thường dùng lúc bị bệnh lao, hôi miệng, chân răng chảy máu, mụn độc.

  • Cách dùng: Nấu lên, nghiền thành bột để uống hoặc nghiền để đắp ngoài.

  • Một số công dụng chữa bệnh:

  1. Chảy máu chân răng, miệng hôi nhỏ dãi: Các dại khô nghiền thành bột, rắc vào chỗ đau, trước lúc rắc súc miệng bằng nước muối hay nước cúc dại nấu

  2. Mụn nhọt độc: Lấy cúc dại tươi nghiền nát, đắp chỗ đau, ngày thay 3 – 4 lần.

  1. DỀN DẠI

  • Rau dền dại còn gọi là rau dền đất, dền gai, là thân lá của dền gai thuộc họ Dền. Tính hàn, vị ngọt. Mọc ở vệ đường, đất hoang, bờ bụi, ở đâu cũng có. Hái thân lá non ăn vào mùa xuân hè và dùng làm thuốc thì để tươi hay phơi khô.

  • Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, ra mồ hôi, tiêu viêm, nên chủ yếu dùng lúc kiết lị, phù thũng, đi ngoài ra máu, bạch đới, sỏi mật, mụn nhọt, đau họng, côn trùng cắn.

  • Cách dùng: Nấu lên ăn uống, rửa ngoài, hoặc nghiền nhỏ, rang lên đắp ngoài.

  • Kiêng kị: Không dùng cho người bị lị lâu ngày và phụ nữ có thai.

  • Một số công dụng chữa bệnh:

  1. Kiết lị, viêm ruột: Dền dại 50g, rửa sạch, đường đỏ 25g, cho ít nước vào nấu chín, ăn trước lúc ăn cơm, ngày 2 – 3 lần.

  2. Sưng tuyến giáp trạng: Thân rễ dền dại tươi 100g, rửa sạch, đường trắng 25g, nấu lên và uống sau bữa ăn, ngày 2 lần, liên tục 10 – 15ngày là 1 liệu trình.

  3. Họng sưng đau: Dền dại tươi 50g, sắc lên uống.

  4. Mụn lở: Một ít dền dại, nấu lên cho vào một ít muối, rửa chỗ đau.

  5. Mụn trĩ sưng đau: Dền dại 200 – 300g, nấu lên xông và rửa.

  6. Nhọt đinh sâu quảng: Lá dền dại một ít, nghiền nát lẫn với mật ong rồi đắp lên nhọt, ngày 1 -2 lần.

  7. Sâu, rắn cắn bị thương: Dền dại 100g, cho nước vào rồi nấu uống, ngoài ra lấy 100g lá, đổ nước nóng rửa sạch, nghiền nát và đắp vào chỗ bị cắn.

  8. Bệnh lở loét chảy máu: Rễ dền dại 250g, rửa sạch thái ra cho nước vào nấu 3 – 4h, bỏ bã, nước cô đặc lại còn khoảng 150 – 200ml, ngày uống 1 lần.

  1. DIẾP DẠI (Rau hàn – Rorippa india)

  • Rau diếp dại còn gọi là rau hạt ớt, rau dàu dại, sup lơ dại…là loại cây thuộc họ hoa thập ự. Tính mát, vị chát.

  • Tác dụng: thanh nhiệt, lợi tiểu thông kinh mạch, hoạt huyết nên chủ yếu dùng lúc bị cảm gió, ho, thủy đậu, đau họng, viêm khớp phong thấp, sưng phù, hoàng đản, mụn nhọt, ngoại thương.

  • Cách dùng: Sắc lên uống hay giã nát, đắp ngoài. Kiêng kị: Không dùng chung với là Hoàng kinh (Viteoc negundo).

  • Chữa trị một số bệnh:

  1. Cảm phong hàn: Rau hàn 30 – 60g, hành cây 10 – 15g; sắc uống ngày 2 lần.

  2. Ho phong nhiệt: Rau hàn 45g, sắc uống ngày 2 lần.

  3. Đau đầu hoa mắt: Rau hàn tươi, thái nhỏ, 2 quả trứng gà rán lên ăn.

  4. Viêm phế quản mạn tính: Rau hàn 15g, sắc uống ngày 2 lần, uống liên tục.

  5. Lao phổi: Rau hàn 30g, 1 ít đường đỏ, sắc uống ngày 2 lần, uống liên tục.

  6. Thủy đậu không mọc: Rau hàn tươi, nghiền nát ép lấy nước, cho ít muối vào uống. 1-2 tuổi thì mỗi lần 30g rau hàn, trên 2 tuổi thì mỗi lần 60g, lúc uống, uống với nước.

  7. Đau dạ dày: Rau hàn 30g, sắc uống.

  8. Khớp đau phong thấp thì dùng 60g rau hàn mà sắc uống.

  9. Đau răng: Rau hàn 30g, sắc lên vất bã, uống với mật ong.

  10. Mụn nhọt, viêm tuyến sữa: Rau hàn nghiền nát, đắp ngoài.

  11. Vấp ngã bị thương: Rau hàn tươi 60 – 120g, nghiền ép lấy nước uống với rượu, bã thì đắp ngoài.

  12. Hay bị dị ứng: Rau hàn ép tươi lấy nước, xoa vào chỗ bị dị ứng.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan