CÁC LOẠI THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 5

  1. MỘC NHĨ TRẮNG

  • Mộc nhĩ trắng còn gọi là ngân nhĩ, nấm mèo trắng, là quả thể của ngân nhĩ thực vật, thuộc họ Ngân nhĩ (Trenellaceae). Tính bình, vị ngọt mát. Thành phần chủ yếu có protein, chất béo, canxi, phosphor, kali, natri, vitamin…

  • Tác dụng: Tư âm, nhuận phế, sinh tân dươgx vị, bổ não, cường tâm, ích khí hoạt huyết. Chủ yếu dùng chữa ho hen, lao lực, viêm bên trong chảy máu, hư nhiệt miệng khô.

  • Cách dùng: Xào, nấu, đun thành canh, nấu cháo để ăn.

  • Kiêng kị: Người bị ho phong hàn không dùng. Ăn mộc nhĩ trắng kiêng dùng kháng sinh tetracilin, teramycin. Người bị táo bón, bụng chướng không dùng.

  • Một số công dụng chữa bệnh:

  1. Nhuận phế, ngưng ho, tư bổ: Mộc nhĩ trắng thêmchút gia vị đun lên mà uống.

  2. Tì vị hư nhiệt: người già thân thể suy yếu ho hen, yếu duối, đi ra máu mạn tính: Lấy 10g mộc nhĩ trắng, 3 – 5 quả táo tàu cho gạo vừa đủ đun thành cháo mà ăn. Có thể dùng mộc nhĩ trắng cho thêm đường phèn, đun thành thang để uống.

  3. Âm hư, phổi khô, ho do phổi bị kết hạt, viêm bên trong chảy máu: Ngân nhĩ, bột bạch cập mỗi thứ 6g, đường phèn 15g. Ngâm ngân nhĩ trong nước sôi vớt ra trộn với đường phèn cho thêm nước vừa đủ đun thành cháo hoặc đun nhừ, sau cho thêm bột bạch cập để uống. Mỗi ngày một lần, liên tục trong 7 ngày.

  4. Yếu đau sau khi ốm: Ngân nhĩ 3g, ngâm vào nước, lấy ra rửa sạch cho vào 10 quả táo tàu, đuntrong 1 – 2h. Cho thêm đường trắng vừa đủ để dùng, ngày 1 lần.

  5. Huyết hư dẫn đến ruột khô, táo bón: Mộc nhĩ trắng 15g, nhân tùng tử 9g, cùng đun nhừ, cho thêm mật ong vừa đủ. Mỗi ngày dùng 1 – 2 lần. Uống liền trong mấy ngày.

  6. Xuất huyết dạ dày, ho, khạc ra máu: Mộc nhĩ trắng thành bột, mỗi ngày 3 lần. Mỗi lần 5 – 10g cho thêm đường đỏ và uống với nước, hoặc đun cho nhừ thêm đường trắng để dùng.

  1. NẤM (nấm chân gà)

  • Nấm chân gà còn gọi là nhục vấn, là quả thể của Nấm thực vật thuộc họ Nấm đen (Tranaellacea). Tính mát, vị ngọt. Thành phần chủ yếu có albumin và nhiều loại vi chất, vitamin. Có thể dùng thường xuyên có tác dụng tăng sức đề kháng, chữa huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, chứng bệnh về mụn nhọt.

  • Tác dụng: Sảng khoái, thông tiêu hóa, ngừng đi tiêu chảy, ngừng nôn mửa, thông đờm, thông khí, giảm lượng đường trong máu. Chủ yếu dùng chữa viêm gan, bệnh giảm bạch cầu, huyết áp cao, tiểu đường.

  • Cách dùng: Đun thành thang, làm rau ăn.

  • Kiêng kị: Đông khí phát bệnh, không được ăn nhiều.

  1. Bệnh viêm gan, mang tính truyền nhiễm, giảm bạch cầu: nấm, ngân nhĩ, đường phèn, các loại có lượng bằng nhau. Nấu thành canh để dùng, phối hợp với chữa trị bằng dược liệu.

  2. Bệnh tiểu đường: Nấm dùng làm rau ăn hoặc nấu thành canh để ăn.

  3. Ho hen thở gấp, hơi thở ngắn: Dùng làm canh rau để ăn.

  4. Huyết áp cao: nâm khô 25g, cho thêm 2 lít nước đun đến còn 1 lít, cất vào chỗ lạnh mỗi ngày uống 2 – 3 lần. Mỗi ngày dùng 200 – 250ml. Thường dùng thàn thuốc nấm.

  1. NẤM HƯƠNG

  • Nấm hương còn gọi là hương vấn, nấm cỏ, hương tín. Là quả thể của nấm hương thực vật thuộc họ Trắc nhĩ (Polyporaceae). Tính bình vị ngọt. Thành phần chủ yếu có nhiều albumin, vi lượng , vitamin…Nâm hương tươi hoặc khô có thể dùng để ăn hay làm dược liệu. Nấm hương có tac dụng phòng u nhọt, chống lão suy. Thích hợp với người cao tuổi.

  • Tác dụng: Bổ vị khí, tan u nhọt. Chủ yếu dùng cho bệnh loãng xương, thiếu máu, uống nhiều thứ thuốc không khỏi bệnh, tiểu tiện không cầm.

  • Cách dùng: Xào nấu để ăn. Đun thành thang để uống.

  • Kiêng kị: Sau khi bị đậu mùa, sản hậu, khỏi ốm đau thì không dùng.

  • Một số công dụng chữa bệnh:

  1. Bệnh loãng xương, thiếu máu: Nâm hương, mộc nhĩ nấu thành canh để ăn. Có thể dự phòng và tựo giúp chữa bệnh. Có thể sao vàng nấm hương dùng dần.

  2. Tiểu tiện không cầm: Lấy 50g nấm hương, 10g rau hẹ cùng sao vàng, xay thành bột, cho đường trắng vừa đủ uống với nước đã đun sôi. Mỗi ngày 2 lần.

  3. Tử cung xuất huyết: Rang nấm hương rồi nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 3 g, uống với nước nóng. Mỗi ngày 2 lần.

  4. Tử cung có u: dùng 6g nấm hương. Đun với nước và uống trợ giúp cho chữa bệnh.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

 

Bài viết liên quan