CÁC LOẠI THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 4
HOA HÒE
Hoa hòe còn gọi là nhụy hòe, là hoa hoặc nụ của cây hòe, thực vật họ Đậu (Fabacceac). Tính mát vị đắng. Hoa làm rau hoặc chưng lên ăn. Khi dùng làm thuốc có thể dùng tươi hoặc sấy khô.
Tác dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu. Chủ yếu dùng đau ruột đi ra máu, trĩ, đi tiểu ra máu, ứ độc. Cũng dùng để phòng trúng phong.
Cách dùng: Uống thì đun thành thang, chữa vết thương thì đun với nước mà rửa hoặc nghiền bột mà đắp chỗ đau.
Kiêng kị: Người có tì vị hư hàn thì không dùng.
Một số công dụng chữa bệnh của Hoa
Đi ngoài ra máu: Hoa hòe, hoa kinh giới sấy khô, nghiền thành bột, mỗi ngày dùng 3g cho vào rượu trắng mà uống; Hoặc Hoa hòe (15g tươi), sơn chi tử 30g (bỏ vỏ, sao) nghiền thành bột. Mỗi lần uống 6g, trước lúc ăn cơm.
Trĩ xuất huyết: hoa hòe 60g, địa du, thương truật mỗi thứ 45g, cam thảo 30g, sao qua nghiền thành bột, mỗi lần uống 6g uống lúc sáng và tối lúc bụng đói.
Đi tiểu ra máu: Hoa hòe (sao), uất kim ( sấy qua) mỗi thứ 30g, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 6g, uống nhạt.
Tử cung xuất huyết: hoa hòe, ô tăc cốt, mỗi thứ bằng nhau, sao hơi khô, nghiền thành bột, hít vào mũi.
Huyết áp cao: Hoa hòe, ngưu bàng tử, thần hương thảo, hoàng cầm mỗi thứ 9g. Đun với nước mà uống.
Bệnh lị đỏ hoặc trắng: Hoa hòe (sao qua) 9g, bạch thược (sao)6g, chỉ xác 3g, cam thảo 0,5g. Sắc lấy uống.
Bạch đới không dứt: Hoa hòe (sao), mẫu lệ (nung cháy) mỗi thứ có lượng bằng nhau. Cùng nghiền thành bột. Mỗi lần 9g, hoa vòa rượu mà uống.
MỘC NHĨ
Mộc nhĩ còn gọi là mộc nhĩ đen, vân nhĩ, nấm tai, nấm mèo. Là quả thể của nấm thực vật thuộc giống Auricularia. Tính bình, thành phần chủ yếu có albumin, chất béo, các loại đường, chất xơ, canxi, phosphor, sắt, magiê, kali, vitamin B1,2,3, các acidamin. Có tác dụng chống lão suy, có thể phòng phát sinh bệnh về tim não, dạ dày.
Tác dụng: Bổ khí ích huyết, nhuận táo lựi tràng, điều kinh chỉ thống. Chủ yếu dùng chữa: Khí hư huyết xấu, mệt nhọc ho hen. Đau ruột đi lị ra máu, kinh nguyệt không đều, thổ huyết xuất huyết, rò rỉ, trĩ, táo bón, viêm dạ dày mạn tính, huyết áp cao.
Cách dùng: ngâm trong nước nóng, chưng, xào, nấu thành canh để ăn, hoặc nghiền nhỏ đắp ở ngoài.
Kiêng kị: Không dùng chung với kháng sinh dòng tetracilin, teramycin, phụ nữ có thai không dùng.
Một số công dụng chữa bệnh:
Bệnh lị chảy rỉ: Mộc nhĩ 30g, ngâm mềm vớt ra, lấy 2 bát nước to đun sôi cho đến khi chín mục. Vớt mộc nhĩ ra, trộn với muối cho thêm tí chua, uống nước thang. Mỗi ngày 2 lần; Hoặc Lấy 250g mộc nhĩ, sao cho đến khi thấy khói bốc lên, nghiền thành bột. Dùng 5g bột mộc nhĩ, tóc đốt thành than 1g, trộn đều cho vào rượu ngon để uống; Hoặc dùng 15 – 30g mộc nhĩ đen, ngâm vào trong nước nóng, rửa sạch đun kĩ cho nhuyễn, cho thêm đường đỏ vừa đủ mà uống;
Kinh nguyệt ra quá nhiều: Lấy 60g mộc nhĩ đen ở ven nước, 10 quả táo tàu, gạo lứt 50g, cho thêm nước vừa đủ, đun thành cháo để ăn.
Tử cung xuất huyết mang tính chức năng: 60g mộc nhĩ đen ngâm vào nước nóng, rửa sạch, táo đen 30g, đường phèn 50g. Cho thêm nước, lúc đầu đun nhỏ sau đun lửa lớn cho nhừ. Chia ra 4 lần uống cho hết, ngày 2 lần. Hoặc Mộc nhĩ đen sấy khô, nghiền thành bột, uống với đường đỏ, ngày 2 lần, mỗi lần 5 – 10g.
Bị sản hậu: Lấy 10g mộc nhĩ đen, ngâm vào nước nóng rửa sạch, 50g cỏ ích mẫu, đunvới nước, bỏ bã, cho thêm đường trắng vừa đủ, uống nóng.
Thiếu máu: lấy 30g mộc nhĩ, rửa sạch, 30 quả táo hồng, cho vừa nước mà đun, uống thường ngày. Cũng có thể nấu với gạo tẻ thành cháo để ăn.
Huyết áp cao: Lấy 6g mộc nhĩ rửa sạch, cho thêm nước bỏ vào nồi đun 1h, sau đó cho thêm đường phèn vừa đủ, uống trước khi đi ngủ; Hoặc lấy 5g mộc nhĩ, rửa sạch, 200g đậu hũ, thêm gia vị, đổ nước vừa đủ, đun thành thang, uống thường xuyên.
Viêm khí quản mạn tính, chứng giảm bạch huyết cầu: Lấy 10g mộc nhĩ đen, ngâm cho mềm vớt ra rửa sạch, thêm 20g đường phèn cho thêm nước đun mà uống. mỗi ngày 1 -2 lần. Có thể nấu cháo với hạt sen gạo nếp mà ăn.
Phổi kết hạch và bệnh nghề nghiệp hít phải bông hóa học: thường xuyên dùng mộc nhĩ làm thức ăn.
Viêm dạ dày mạn tính: Mộc nhĩ có lông, ngâm cho mềm, rửa sạch. Cho thêm gia vị đun thành thang để dùng hoặc sấy khô, nghiền thành bột mà dùng. Mỗi lần dùng 10 – 15g.
Táo bón: Lấy 10 – 20g mộc nhĩ, ngâm mềm, vặt sạch, xào với rau thành thức ăn mà dùng. Mỗi ngày 1 – 2 lần.
Đau răng: Mộc nhĩ, kinh giới các thứ bằng nhau, đun thành thang để ngậm và uống.
Trĩ bị chảy máu, đi ngoài ra máu: Mộc nhĩ đen 6g, hồng ép 30g, bỏ vào nồi đun nhừ mà ăn. Có thể dùng 6g mộc nhĩ đun kĩ để ăn.
Viêm vòm họng: Mộc nhĩ 10g, sấy khô nghiền thành bột nhỏ, hấp vào họng.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp