CÁC LOẠI RAU LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 8

HÀNH TÂY

Hành tây còn gọi là ngọc thông, thông đầu, viên thông, bì nha tử. là thân vỏ của cây hành tây (Allium cepa) thực vật thuộc họ Hành (Allidaceae). Tính ôn, vị đắng. Thành phần chính có chữa các loại acid, vitamin A, B, C, ngoài ra còn chữa chất giúp giảm đường huyết, chống suy lão, chống ung thư.

Tác dụng: Mạnh tì vị, khử hàn đàm, hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, diệt khuẩn, giảm lượng đường trong máu, mỡ trong máu. Chủ yếu dùng cho bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh đái tháo đường, cảm gió nhiều đờm, kém ăn uống, viêm ruột tiêu chảy, tiểu khó, bị thương, loét viêm âm đạo do ký sinh trùng đốt và chứng bệnh thiếu vitamin.

Cách dùng: Ăn sống kèm các thức ăn khác, xào, hầm mà ăn. Đắp ngoài da: giá nát hoặc ép lấy nước mà chườm.

Kiêng kỵ: người già bị viêm khí quản thì không nên dùng.

Chữa trị một số bệnh:

Bệnh nhồi máu cơ tim, đái tháo đường: hành tây bỏ vỏ ngoài cắt miếng, xào thêm mộc nhĩ, ninh nhừ ăn; Hoặc đậu vàng cho muối, đun chín cho gia vị, hành tây cắt miếng ăn với canh đậu.

Kém ăn uống, cảm gió nhiều đờm: hành tây bỏ vỏ ngoài, xắt nhỏ. Củ cải trắng rửa sạch cắt nhỏ thành sợi, mỗi thứ có lượng bằng nhau, thêm dấm, muối dầu mè trộng đều mà ăn.

Viêm ruột, bụng tiêu chảy, khó đi tiểu: hành tây 1 – 2 củ bỏ vỏ ngoài cắt miếng, giã nát lấy nước, cho thêm chút rượu trắng, uống nóng. Ngày 1 – 2 lần.

Chứng thiếu vitamin: ăn hành tây làm rau kèm thực phẩm khác.

Bị thương, lở loét: hày tây giã nát mà đắp.

KHOAI SỌ

Khoai sọ còn gọi là vu đầu, khoai môn, vu nãi, mao nãi. Là củ của cây khoai sọ (colocasia antiquorum) thực vật thuộc họ Ráy (Araceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính có albumin, tin bột nhiều vi vhất canxi, vitamin B1,2, nhiều chất dinh dưỡng vừa làm thức ăn vừa làm thuốc.

Tác dụng: Giải mệt, tán kết, khai thị thông ruột. Chủ yếu dùng cho mưng nhọt độc không rõ nguyên nhân, bụng cứng, bị bỏng nước sôi, bị vảy nến, viêm khớp, viêm thận, kết hạch limpho.

Cách dùng: Luộc, nấu, xào chín để ăn. Dùng làm thuốc: đun thang, sao khô nghiền bột, giã nát mà uống, xoa ngoài da.

Kiêng kị: Ăn sống dễ bị độc. Không nên ăn nhiều. Bụng trướng không ăn, người bệnh tiểu đường không nên ăn.

Chữa trị một số bệnh:

Viêm thận mạn tính, đau dạ dày: Khoai sọ rửa sạch cắt lát, sao khô, nghiền bột. Cho thêm đường đỏ quấy đều. Ngày 2 lần, mỗi lần 30g; Hoặc 60g khoai sọ rửa sạch, cắt miếng, cho thêm 100g. Nước vừa đủ. Đun cháo, cho thêm đường đỏ để dùng.

Kiết lị: Khoai sọ 10 – 15g. Đường đỏ đun nước uống, ngày 2 lần.

Sưng nhọt không rõ nguyên nhân, đau gân, cốt, sâu bọ, rắn cắn: Rửa sạch khoai sọ, dùng dầu vừng, giã khoai sọ trong cối đá thành keo đắp vào chỗ đau. Dùng dấm ăn mà giã khoai cũng đc; Khoai sọ tươi, gừng sống tươi mỗi thứ bằng nhau, rửa sạch gọt vỏ, cùng giã đắp vào chỗ đau, ngày thay 2 lần.

Bụng cứng, sưng nhọt không rõ nguyên nhân: Khoai sọ rửa sạch gọt vỏ, trộn đường trắng giã nhỏ ăn sống. Mỗi lần 6 – 12g. Ngày 3 – 4 lần. Không được ăn nhiều.

Lao hạch ở cổ: 60g khoai sọ rửa sạch, cắt lát, 100g cho vừa nước nấu cháo ăn với đường.

Viêm khớp do phong thấp, nhọt: Khoai sọ rửa sạch, gừng sống, bột mì, mỗi thứ bằng nhau. Khoai và gừng xay hoặc giã nát. Nước đun sôi quấy với bột mỳ thành hồ rải lên vải nhựa dày khoảng 2cm. Đắp vào chỗ đau. Dùng đai cố định lại. Ngày 1 lần. Mùa đông có thể hơ nóng trước lúc đắp lên chỗ đau.

Bị vảy nến: Khoai sọ rửa sạch, tỏi to sống bóc vỏ. Giã tất cả nhừ nhuyễn. Đắp chỗ đau.

Bị bỏng nước: Khoai sọ tươi rửa sạch giã nát. Cho thêm dầu mè để đắp chỗ bỏng.

KHOAI TÂY

Khoai tây còn gọi là thổ đậu, dương vu, sơn dược đản, mã lĩnh tử. Là rễ củ của cây khoai tây (solanum tuberosum), thực vật thuộc họ Cà (solanaceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính là chất bột 18,5% và đường, đạm, albumin, chất béo, canxi, phosphor, sắt, vitamin B, C, dinh dưỡng phong phú.

Tác dụng: Bổ khí, kiện tì, tiêu viêm, giải độc. Chủ yếu dùng cho tì vị không hòa đồng, viêm tuyến mặt, bỏng nước sôi, nổi mẩn do thấp.

Cách dùng: Đun, nấu, xào, chưng, luộc đều ăn được. Dùng làm dược liệu thì đun chín mà ăn. Nghiền mà đắp chỗ đau.

Kiêng kị: Khoai tây nảy mầm sinh alerloid độc, không được ăn. Khi mới lên mầm 1 chút có thể dùng nếu bỏ mầm, rễ, gọt vỏ, xắt nhỏ ngâm nước nhiều lần có thể dùng được.

Một số bệnh chữa trị:

Tì vị không hòa đồng: 1 -2 củ khoai tấy, nướng trên than củi (vỏ ngoài vàng), bóc vỏ mà ăn nóng.

Loét dạ dày và hành tá tràng: Khoai tây rửa sạch, giã nát, cho thêm nước đun sôi để nguội vừa phải, ép lấy nước. Cho mật ong vào. Ngày 2 lần sáng tối, uống 1 chén uống trà, uống trong 1 tháng.

Đau dạ dày: Khoai tây rửa sạch, cắt miếng, cho vào nước đun sôi thì vớt ra, cho vào nước lã vớt ra. Đánh nhừ cho thêm gừng, tỏi, muối quấy đều làm thức ăn.

Có thói quen táo bón: Khoai tây rửa sạch, giã nát lấy nước. Ngày 3 lần, mỗi lần nửa chén trà, uống trước bữa ăn.

Đau đầu: có thể dùng khoai tây tươi bổ ra xát mặt cắt vào đầu.

Viêm tuyến mặt: 1 củ khoai tây. Nghiền với dấm, lấy nước xoa vào chỗ đau. Hoặc nấu khoai tây chín, nghiền thành dạng hồ. Đắp vào chỗ đau.

Phù, đầu đanh, nhiệt nổi mụn: Khoai tây nẩy mầm rửa sạch, gọt vỏ, giã nát cả mầm, đắp vào chỗ đau, ngày thay 2 lần.

Nổi mẩn do thấp: 1 củ khoai tây rửa sạch gọt vỏ. Giã nát nhừ, đắp vào chỗ đau, vải bọc lại, ngày thay 3 lần.

Bị bỏng nước sôi: Khoai tây rửa sạch, nghiền lấy nước đắp chỗ bỏng.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

 

Bài viết liên quan