CÁC LOẠI RAU LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 12
SU HÀO
Su hào còn gọi là phiết làn, giới lan, giá liên, ngọc man thanh. Là thân hình cầu của cây su hào (Barssica caulorapa), thực vật thuộc họ Cải (Crucifenae). Tính mát, vị ngọt hơi đắng. Thành phần có albumin, đường, canxi, sắt, vitamin… Có thể dùng làm thuốc.
Tác dụng: Hóa đờm, giải khát, thông bụng, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng lúc bị nước đái đục, đi ngoià ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tì vị hư hỏa vượng,, bụng lạnh nhiều đờm, trúng phong bất tỉnh.
Cách dùng: Nấu canh, ăn sống. Giã nát đắp ngoài da hoặc làm thành bột.
Kiêng kị: Ăn nhiều hạo tổn khí huyết.
Chữa trị một số bệnh:
Đờm nhiều thở gấp: Thân hoặc lá su hào rửa sạch cắt miếng. Cho dầu mè vào xào làm canh ăn. Ngày 1 -2 lần; Hoặc dùng su hào bỏ vỏ giã nát. Thêm mật ong ăn với nước đun sôi.
Tì hư hỏa vượng, miệng khô khát: Su hào cắt miếng giã nát, cho thêm đường trộn với nước đun sôi, ăn sống.
Âm nang sưng to: Su hào, thương lục (Phytotolacca acinosa) cắt miếng, giã nát đắp bên ngoài.
Nhọt độc không rõ nguyên nhân: Su hào giã nát nhừ đắp chỗ đau, uống nước ép bắp cải.
ỚT CAY
ỚT cay còn gọi là la tiêu, la tử, phan tiêu, tần tiêu,, la cà, hải tiêu, la giác. Có các loại ớt sừng trâu, ớt quả hồng, chỉ thiên, ót thóc. Là quả của cây ớt (Capsicum annuum) thực vật thuộc họ Cà (Solanaceae). Tính nhiệt, vị đắng cay. Thành phần chính: có các loại ancaloid, còn chữa cả albumin, chất béo, canxi, carotene, vitamin C, cứ trong 100g có 185mg vitamin C.
Tác dụng: Ôn trung, tán hàn, khai vị, tiêu thức ăn. Chủ yếu dùng cho hàn đới bụng đau, không muốn ăn, tiêu hóa kém, nôn mửa, tả lị, mụn lạnh, vảy nến, phong thấp.
Cách dùng: Ăn sống hoặc cho vào thức ăn khác. Đun nước để rửa hoặc xông, giã ra đắp chỗ đau.
Kiêng kị: Người âm hư hỏa vượng, ho hen, ho đờm, lạc huyết, mắt đau, hệ thống tiêu hóa bị loét, viêm ruột hay đi ngoài lỏng thì không nên dùng.
Chữa trị một số bệnh:
Mụn lạnh: Vỏ ớt cay đắp vào chỗ đau; Ớt khô, cà khô đủ lượng sắc. Ngày 2 lần sáng tối rửa chỗ đau; Hoặc ớt đỏ bỏ hạt 9g, long não 3g, rượu 60ml. Cắt ớt nhỏ ra, cho vào ngâm rượu 7 ngày, sau cho thêm long não, quấy đều. Đắp vào chỗ đau, ngày 2 – 3 lần.
Đau khớp, vấp ngã, bị thương: Ớt bột vừa đủ. Mùa đông dùng rượu, mùa hè dùng dấm mà hòa, đắp vào chỗ đau; Hoặc 10quả ớt đỏ, 1 của cải cùng giã nhỏ đắp vào chỗ đau.
Bị bệnh kiết lị lâu, lòi dom: Quả ớt xanh nghiền nát. Ngày 2 – 3 lần. Mỗi lần 9g uống với nước sôi. Uống liên tục.
Hôi nách: Ớt cắt nhỏ, ngâm vào cồn iod. Ngày bôi 1 – 2 lần vào nách.
Rụng tóc: ớt cắt nhỏ, ngâm vào rượu trắng. Ngày mấy lần, bôi vào chỗ tóc rụng.
Chân bị nứt nẻ, chảy nước, hay bị thũng, viêm tuyến mặt: Ớt đỏ càng già càng tốt. Rang, nghiền bột trộn dầu vừng thành hồ, đăp chỗ đau. Hoặc trực tiếp dùng bột rắc vào chỗ đau. Ngày 1 – 2 lần.
Đau bụng do lạnh: ớt 1 quả, xắt nhỏ, 50g gạo. Đun cháo mà ăn. Khi ăn ra một ít mồ hôi là tốt. Có thể dùng bột ớt ăn với các thức ăn khác.
Ăn uống kém: 250g ớt. Rửa sạch cắt thành sợi, xào với thực phẩm khác mà ăn.
Sốt rét: 20hạt ớt, nghiền nhỏ, ngày 3 lần uống với nước. Liên tục 3 – 5 ngày. Trẻ con thì mỗi lần uống 1 hạt nghiền.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp