CÁC LOẠI QUẢ LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 2
QUẢ DỨA
Dứa cũng gọi là Hoàng lê, phụng lê là quả của cây Dứa (Ananas Sativa) họ Dứa (Bromeliacưae). Tính bình, vị ngọt chua chát. Thành phần gồm có đường, protid, chất béo, bộ canxi, phosphor, sắt, kali, kẽm, vitamin A, C, PP… có tác dụng tiêu hóa và lơi tiểu. Người viêm thận, cao huyết áp cũng có thể dùng thường xuyên.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải khát, mất nước, tiêu hóa thức ăn, khai vị, ngừng tiêu chảy, lợi tiểu. Chủ yếu dùng cho giải khát mùa hè, tiêu hóa không tốt, viêm phế quản, viêm thận, viêm ruột, tăng huyết áp.
Cách dùng: Ăn sống, nấu canh, ép nước uống.
Kiêng kị: Ăn nhiều có thểdị ứng, Khi ăn sống nên ngâm nước muối tránh dị ứng.
Chữa trị môt số bệnh:
Giải nhiệt, giải khát: Dứa gọt vỏ, giã nát (ép) lấy nước, thêm nước nguội để uống, có thể để tủ mát để uống.
Viêm thận: 60g dứa, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc lấy nước uống, mỗi ngày 2 lần.
Tiêu hóa không tốt, ăn không thấy ngon. Dứa 1 quả, gọt vỏ giã ép lấy nước, mỗi lần uống 1 chén hoặc sau khi ăn cơm ăn khoảng 2 – 3 lát.
Viêm phế quản: Dứa 120g, rễ cỏ tranh, rễ cỏ tranh tươi 50g, mật ong 30g, sắc lấy nước, chia làn 2 lần uống.
Cao huyết áp: Dứa ép lấy nước hoặc mứt dứa ăn thường xuyên.
QUẢ ĐÀO
Đào cũng còn có tên là quả sơn đào, mao đào, bạch đào…là quả của cây Đào (Prunus persica Stokes). Thuộc họ Hoa hồng. Tính ôn, vị ngọt hơi chua. Thành phần có protein, chất béo, đường, canxi, phosphor, sắt, kali, kẽm, vitamin A, C, PP…
Tác dụng: Sinh tân dịch, nhuận tràng, hoạt huyết, hạ huyết áp, chữa chứng khó thở, ho ra đờm, tiêu ứ. Chủ yếu dùng với chứng táo bón, kinh nguyệt không đều, ho, khô miệng lưỡi, cao huyết áp.
Cách dùng: Ăn tươi hoặc chế biến thành đào khôm ngâm với mật để dùng.
Kiêng kị: Ăn nhiều thì nóng, người mắc nhiệt không nên ăn nhiều.
Chữa trị một số bệnh:
Kinh nguyệt không đều, ho do lao lực: Đào tươi nhúng vào nước sôi, sau đó bóc vỏ, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm chút mật (đường đỏ), chế thêm nước sôi vào ăn.
Đại tiện táo bón, khô miệng lưỡi, cao huyết áp: Đào tươi rửa sạch ăn sống hoặc dùng đào khô sắc nước uống.
Yếu phổi, thở gấp, hen suyễn, ra mồ hôi trộm. Đào chín tươi 1 quả, Rửa sạch bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm 50g gạo tẻ nấu thành cháo hoặc thành cơm ăn với đường kinh. Mỗi ngày dùng vào buổi sáng và tối.
Phù thũng: Đào tươi ăn sống, mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần từ 1 -2 quả.
ĐÀO NHÂN
Đào nhân là hạt của đào thường, đào rừng. Tính bình vị ngọt đắng. Thành phần chủ yếu có protid, vitamin C…
Tác dụng: Chống tụ máu, làm thông đường tiêu hóa, ngừng ho, thông mạch chỉ thống. Chủ yếu dùng bế kinh, phong thấp, sốt rét, chấn thương do ngã, sưng tụ huyết, máu nóng táo bón, viêm phế quản.
Cách dùng: sắc uống, giã nát đắp ngoài, hoặc dùng làm hoàn, tán.
Kiêng kị: Phụ nữ có thai không được dùng, người máu nóng thận trọng khi dùng.
Chữa trị một số bệnh:
Kinh nguyệt không đều, tâm trạng bồn chồn: Đào nhân (sấy khô), hồng hoa, đương quy (sấy khô), ngưu tất mỗi loại bằng nhau. Tán nhỏ, uống với rượu ấm, mỗi ngày 10g, uống khi đói.
Huyết bế sau sinh: Đào nhân 20 cái (loại tốt, bỏ vỏ), ngó sen 1 cái. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 -2 lần.
Ho, thở gấp, có khối u cứng ở hoành cách mô: Đào nhân 20g (bỏ vỏ), nước 1000ml, xay đào nhân với nước, gạo tẻ 100g, nấu thành cháo để ăn.
Tóc bạc: Đào nhân ngâm nước 3 ngày 3 đêm, vớt ra bỏ vỏ. Lấy 1 ít đường vừa đủ cho vào nồi đun chảy, cho đào vào đảo đều, để nguội dùng dần. Mỗi ngày 2 lần, một lần dùng 10 hạt, dùng liền 3 tháng.
Đại tiện táo bón có thể dùng Đào nhân 9 g; uất lí nhân, hỏa ma nhân mỗi thứ 15g, sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
Đau đầu cao huyết áp: Đào nhân, quyết tử minh mỗi loại 10 – 12g, sắc lấy nước uống.
Chấn thương do ngã, bụng ngực ứ máu: Đào nhân 14 cái, đại hoàng, sunphát natri ngậm nước, cam thảo mỗi loại 30g; bồ hoàng 45g; táo tàu 20 quả. Sắc lấy còn 1/3, chắt bỏ cặn uống ấm; Đào nhân, quả dành dành tươi (sinh chi tử), đại hoàng, giáng nam hương lượng vừa đủ, tất cả nghiền nát, uống với dấm gạo.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp