CÁC LOẠI GIA VỊ DÙNG LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 5

1. MẬT ONG
- Mật ong còn gọi là thạch mật, thạch xỉ, thực vật, bạch mật, sa mật. Là loại mật do ong tạo ra. Tính bình, vị ngọt. Thành phần của mật ong khác nhau tùy loại ong, nguồn mật, môi trường. Mật ong giàu dinh dưỡng, dùng nó làm ta thích ăn uống, chống mệt nhọc, bổ dưỡng tinh thần, tăng trí nhớ, tăng sức khỏe, người ta có thể tinh luyện thành viên mật ong để dùng.


 
- Tác dụng: Bổ dưỡng, chống mệt mỏi, giảm đau, giải độc nên thường dùng để chữa ho khan, nóng, nóng ruột, huyết áp cao, loét đường tiêu hóa, táo bón, rộp miệng.
- Cách dùng: uống, cho vào viên, kem, bôi ngoài da.
- Kiêng kị: Không dùng cho người đờm nóng, bụng trướng, tiêu chảy.
- Chữa trị một số bệnh:
1. Ho phổi óng: mật ong 1 phần, nước gừng sống 2 phần nấu nhỏ lửa đến lúc còn 1/3 ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g; Hoặc Mật ong 16g, uống với nước nóng, ngày 2 lần sáng và tối; Hoặc Mật ong 30g, bột xuyên bồ 5g, trộn đều, nấu cách thủy rồi uống; Hoặc Bột củ ấu 30g, mật ong 30g cho ít nước lã vào bột củ ấu khuấy cho tơi ra rồi cho mật ong khuấy đều, cho thêm nước sôi vào làm thành như hồ rồi ăn ngày 2 – 3 lần.
2. Tức thở, trong họng vướng vật gì đó: Đường 1 phần, mật ong 1 phần, hạnh nhân 2 phần, nước gừng sống 2 phần. Trước hết cho dầu rang vàng hạnh nhân lên, nghiền ra thật mịn sau cho các thành phần còn lại vào nấu là được. Ngày đêm uống 6 -  7 lần,  mỗi lần 10 – 15g.
3. Viêm phế quản mạn tính: mật ong 35g, trứng gà 1 quả, nấu mật ong lên, cho thêm chút nước, đơi sôi thì đập trứng vào rán. Sáng và tối lúc đói thì ăn.
4. Viêm họng, khản tiếng: Mật ong 30g, băng phiến nghiền bột 0,6g, uống với nước ấm, ngày 1 -2 lần.
5. Mụn nhọt: Mật ong, hành sống, mỗi loại 1 ít, nghiền nát, đắp chỗ đau.
6. Hội chứng ù tai: Một ít hành củ nhỏ, một ít mật ong. Đập dập hành tẩm mật ong luc bị bệnh thì nút 2 lỗ mũi và thở sâu vào.
7. Loét dạ dày tá tràng: Một ong 60g, cam thảo sống 9g, trần bì 6g. Trước hết đổ nước nấu cam thảo, trần bì, rồi vất bã đi, đổ mật ong chia 3 lần mà uống; Hoặc Mật ong hâm nóng ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 – 20ml.
8. Người già táo bón, cảm cúm, viêm họng: mật ong 30g, hoa kim ngân (lonicerajaponica) 30g, nấu hóa kim ngân rồi vất bã đi, pha mật ong mà uống vào sáng tối; Hoặc mật ong 30g, ăn vào sáng và tối, uống với nước muối nhạt.
9. Sâu quảng: mật ong trộn với hành củ để cách năm đập dập trộn vào rồi đắp lên.
10. Bỏng lửa: mật ong bôi lên chỗ bỏng 2 – 4 lần. 
11. Mụn lạnh: Mật ong 80g, mỡ lợn 20g, hỗn hợp thành kem, ngày 2 lần bôi chỗ đau.
12. Dập lở miệng: Lá đại thanh (Clerodendron cytophyllum) 10g; nấu lên, vất bã rồi pha với mật ong và ngậm.
13. Ghẻ lở: mật ong 500g, gạo nếp 500g, mì sợi 250g, cho nước sôi vào, cho vào bình 7 ngày, sau đó dùng để đắp ngoài.
14. Bí tiểu tiện lúc có thai: Mật ong 1 chén, nước bí đao một chén, hỗn hợp mà uống.
15. Chân bị lở loét: Lấy mật ong rải vào băng y tế rồi dán vào chỗ đau, cố định lại, hàng ngày hay cách ngày 1 lần.
 
2. MUỐI ĂN
- Muối ăn còn gọi là đại diêm, tinh diêm, hàn diêm là kết tinh từ nước biển, hồ muối, sau khi phơi lên mà thành. Tính hàn vịmặn. Thành phần chính là NaCl, còn chứa các chất như iod, magie… Muối được chế từ nước ao, hồ muối, mỏ muối thì thường không có iod nên cần bổ xung. Muối là chất cần cho mọi người ăn uống và dùng làm thuốc cũng nhiều.


 
- Tác dụng: Kích thích, giảm hỏa, bổ âm, mát huyết, nhuận  tràng, dễ đại tiện, tiêu viêm giải độc, nên thường dùng lúc bị tức ngực, đau bụng, đờm nhiều, đại tiện khó khăn, chân răng chảy máu, đau họng, đau răng, mụn nhọt, bị thương.
- Cách dùng là hòa vào nước uống, bôi rửa bên ngoài hoặc nấu ăn. Không hay dùng hạn chế với người bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, viêm thận, phù thũng.
- Một số công dụng của muối:
1. Mùa hè nóng, mất nước: làm việc mùa hè hay nhiệt độ cao thì trong nước uống bỏ vào một ít muối để bổ sung natri do đổ mồ hôi mà mất đi.
2. Làm cho nôn ra: Dùng nước muối đặc, uống lúc ấm.
3. Khó tiểu tiện: Muối ăn 250g, hành cây 10 cây (cắt khúc) sao nóng lên đắp vào đan điền (dưới rốn); Hoặc nước muối nhạt lượng vừa phải uống nóng, ngày 2 lần.
4. Sưng họng đau, viêm khoang miệng: Mỗi ngày ngậm và súc miệng nước muối vào ba lần.
5. Chảy máu chân răng: Sáng và tối dùng bột muối đanh răng.
6. Đau răng do phong nhiệt: Cành hòa sắc lên cho vào ít muối, ngậm cà sũ miệng; Hoặc cành hoe sắc lấy 2 bát nước. Cho vào 500g muối, nấu cho khô cạn, nghiền thành bột, mỗi lần bôi ít vào chân răng đau. Nước muối đặc suc miệng.
7. Đi lị ra máu nhiều: cho bột muối ăn vào cháo mà ăn.
8. Hay bị đi táo bón: Mỗi ngày vào lúc sớm khi đói uống một chén nước muối nhạt.
9. Chân đau: Muối ăn, rễ cây cà, lượng bằng nhau, nấu sôi lên rồi rửa chân hoặc ngâm chân nước muối ấm.
10. Mụn nhọt lạnh: Ngâm rửa chỗ đau vào nước muối ấm.
11. Viêm chân lông: hàng ngày lấy ít muối tinh xát vào chỗ đau.
12. Mụn ướt (lở): Muối ăn 6g, phèn trắng 15g. Cho vào nước nóng hòa tan rồi rửa chỗ đau, ngày 2 lần.
13. Mụn cải (mụn tầm ma): Muối ăn 38g, hòa tan vào 100ml nước, rồi rửa nhiều lần vào chỗ đau, xong để vậy đắp chăn cho ra mồ hôi.
14. Nhọt nhiều miệng, gió độc: Trước hết dùng nước muối rửa, sau đó lấy bột muối, bột ớt (hai lượng bằng nhau) trộn với dầu đắp chỗ đau.
15. Ngoại thương, đinh: Dùng nước muối rửa sạch, rồi băng lại.
16. Ong, bò cạp, côn trùng cắn: Dùng nước muối rửa chỗ bị cắn ngày ít nhất 1 lần.
17. Da dầu có mụn, gàu nhiều: Muối ăn, bột Bo (Na2B4O7.10H2O) hai vị lượng bằng nhau, lúc gội cho chúng vào nước và gội đầu.
18. Đau phong thấp cơ và khớp: Muối ăn 500g, tiểu hồi hương 125g, sao nóng lên bọc vài đắp vào chỗ đau, lạnh lại sao nóng, đắp, ngày 2 lần

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan