TÌM HIỂU VIÊM DẠ DÀY MÃN TÍNH

Tìm hiểu Viêm dạ dày mãn tính

Thuật ngữ Viêm dạ dày là một thuật ngữ  rộng, đôi khi không rõ ràng, với các nhà nội soi là biểu hiện của đỏ, xung huyết dưới biểu mô và có chỗ xói mòn; với các nhà bệnh học nó là biểu hiện của viêm nhiễm mô. Viêm dạ dày có thể tạm chia thành 3 loại: Viêm dạ dày ăn mòn hoặc xuất huyết; viêm dạ dày không ăn mòn, không đặc trưng (viêm mãn tính) và các loại đặc trưng như là viêm dạ dày do nhiễm khuẩn, viêm dạ dày u hạt…

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến viêm dạ dày không đặc trưng hay viêm mãn tính.

  1. Phân loại: Viêm dạ dày mãn chủ yếu được chia thành 2 loại: Loại A và loại B. Trong đó loại A là Viêm dạ dày vùng thân có nguồn gốc tự miễn; Loại B là viêm dạ dày vùng hang vị liên quan đến vi khuẩn HP và yếu tố môi trường; Ngoài ra còn có thể AB là tình trạng viêm dạ dày lan rộng cả vùng hang vị và thân vị, và cả những trường hợp viêm không rõ nguyên nhân.
  2. Nguyên nhân dẫn đến Viêm dạ dày mãn tính (type B) phần lớn do Helicobacter pylori (HP).
  3. Chẩn đoán: chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết

Với nội soi: Trong nhiều trường hợp nội soi không phát hiện tổn thương. Do vậy, ít có giá trị; còn đối với viêm dạ dày dạng nông thì nếp niêm mạc vẫn còn nguyên vẹn, đôi khi có hình ảnh phù nề, cung có vết loét trợt.


Ảnh minh hoạ chụp nội soi dạ dày

Chẩn đoán mô học của viêm dạ dày do HP dựa trên sinh thiết lượng giá mô học các sinh thiết niêm mạc. Phần lớn các bệnh nhân nhiễm khuẩn không hoặc có ít triệu chứng. Để chẩn đoán HP ngày nay thường dùng Test CLO để đánh gái tình trạng nhiếm HP có độ nhạy và độ đặc hiệu trên 90%.

Đối với các xét nghiệm sinh hóa: Trong dạng viêm dạ dày này rất hiếm khi có sự hiện diện của kháng thể. Sự tiết acid của dịch vị và pepsinogene máu thường bình thường hoặc giảm nhẹ. Gastrine máu hạ.

  1. Hệ quả của tình trạng Viêm dạ dày mãn tính là Loét dạ dày, chảy máu thậm chí nặng hơn là ung thư hóa.

Hình ảnh phóng to bệnh viêm loét dạ dày

Viêm dạ dày rất ít được người bệnh chú ý cho đến khi có biến chứng như loét, chảy máu do dấu hiệu khá nghèo nàn, người bệnh thường chỉ có cảm giác: chán ăn, nôn và buồn nôn, đau bụng thoáng qua; ăn không tiêu hoặc cồn cào bụng.

Ngày nay chưa có một đặc trị nào đặc hiệu cho viêm dạ dày. Tuy nhiên cũng cần kiêng rượu, thức ăn cay nóng, các thuốc kháng viêm không steroid; các thuốc giảm đau gây hại cho dạ dày.

Điều trị Viêm dạ dày có thể đạt được kết quả khả quan với các thuốc kháng acid và kháng HP, tuy nhiên khả năng tái nhiễm cũng không thấp, do vậy bản thân mỗi người nên tự chủ động phòng tránh cho bản thân bằng cách hiểu rõ về bệnh và triệu chứng để sớm thăm khám và điều trị; đồng thời cũng nên giữ gìn chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý.

Xem thêm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạ dày

Bài viết liên quan