NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA LOÉT DẠ DÀY (BAO TỬ) VÀ TÁ TRÀNG

  1. Mật ong, hoa hồng:
    - Cách thực hiện: Hoa hồng: 5g; hãm trong nước sôi 10 phút. Cho mật ong và đường đỏ vào, uống dần.
  • Chữa trị loét dạ dày, tá tràng; giúp giảm chua, ợ hơi, lợi tràng, giảm đau khỏi loét.
     
  1. Đậu phụ, đường đỏ:
    - Cách thực hiện: Dùng 2 – 4 tấm đậu phụ, 60g đường đỏ. Cho vào bát nước nấu sôi chín trong 10 phút, ăn với cơm.
  • Có tác dụng giảm chua, cầm máu điều trị dạ dày, tá tràng loét chảy máu.
     
  1. Cây sen cạn, táo tàu:
    - Cách thực hiện: Dùng 50 g cây sen cạn, 8 – 10 quả táo tàu; Cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát, bỏ bã, uống nước.
  • Có tác dụng Bổ thận, bổ huyết, bổ dạ dày, cầm máu chủ trị dạ dày và tá tràng loét và chảy máu.
     
  1. Gừng tươi, lá hẹ, sữa bò:

    -
     Cách thực hiện: Dùng 250g lá hẹ; 25g gừng tươi; rửa sạch thái nhỏ, giã vắt lấy nước, hòa vào 250g sữa bò (hoặc 1 đến 2 thìa sữa bột), đun sôi ăn nóng.
  • Chữa khỏi chứng viêm dạ dày, đau dạ dày, buồn nôn, thổ huyết. chủ trị dạ dày loét do hàn vị.
     
  1. Nước khoai tây:
    - Cách thực hiện: Dùng khoai tây rửa sạch, để nguyên vỏ, ép lấy nước. hàng ngày dùng khi sáng sớm lúc còn đói, uống 1 – 2 thìa nước khoai tây (khoảng 50 đến 100ml)
  • Có tác dụng kiện tì, ích khí, tóa bón chủ trị loét dạ dày do tiêu hóa.
     
  1. Đảng sâm, gạo:
    - Cách thực hiện: Dùng 10 – 15g Đảng sâm, gạo 30g sao vàng. Cho vào 4 bát nước, sắc lấy 1 bát rưỡi, uống thường xuyên thay nước chè. Cách 1 ngày điều trị 1 lần. Điều trị liên tục 2 – 4 lần.
  • Có tác dụng bổ dưỡng dạ dày, tăng cường khí huyết, giảm đau dùng điều trị cho viêm dạ dày mạn tính.
     
  1. Hồ tiêu trắng hấp táo tàu:
    - Cách thực hiện: Dùng 5 quả táo tàu bỏ hạt, cho vào trong ruột táo 2 hạt hồ tiêu trắng hấp trên mặt cơm, ăn nóng
  • Có tác dụng ôn trung bổ tỳ, ấm dạ, giảm đau; có tác dụng tốt với đau dạ dày do hư hàn.
     
  1. Gừng, cát cánh, khoai tây:
    -  Cách thực hiện: Lấy 100g khoai tây, 10g gừng tươi, ép lấy nước hòa với 30g nước cát cánh tươi. Khi uống hòa với nước sôi, ngày uống 30ml.
  • Có tác dụng tăng cường khí huyết, giảm đau. Chữa chứng đau dạ dày, thổ huyết, buồn nôn do thần kinh, do hư hàn. Đau khoang dạ dày.
     
  1. Cháo Phật thủ, cát cánh:
    - Cách thực hiện: Phật thủ, cát cánh mỗi thứ 20g. Ninh nhừ bỏ bã lấy nước. Nấu 100g gạo tẻ thành cháo. Khi cháo chín cho nước ninh Phật thủ, cát cánh và ít đường vàng quấy đều đun sôi lên là dùng được. Ngày ăn hai lần.
  • Cháo này có tác dụng bổ dạ dày, giảm đau, khỏi viêm dạ dày mạn tính, khỏi đau dạ dày, khí hư. Đau khoang dạ dày.
     
  1. Quả vải, trần bì:

    Cách thực hiện: Hạt quả vải 100g, trần bì 10g, tán thành bột, uống với nước sôi trước bữa ăn. Mỗi lần uống 10g.
  • Có tác dụng tăng cường khí huyết, giảm đau chữa đau trướng bụng, ăn no trướng bụng khó tiêu, đầy hơi.
     
  1. Cháo gạo nếp, bách hội:
    -  Cách thực hiện: Mỗi lần dùng 60 – 90g bách hợp, cho vào gạo nếp, đường vừa đủ, nấu cháo. Cho thêm đường đủ dùng. Mỗi ngày ăn một lần, ăn trong khoảng 7 đến 10 ngày.
  • Có tác dụng sinh huyết, tăng cường khí huyết, giảm đau. Chủ chữa đau dạ dày.

    Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan