VANG

  • Tên khoa học: Caesalpinia sappan L. họ Vang (Caesalpiniaceae) còn gọi là Cây gỗ Vang – Cây vang nhuộm – Tô mộc.
     
  • Bộ phận dùng: Lõi gỗ thân cây gỗ vang già, đã chế biến khô (Lignum sappan) được ghi nhân trọng Dược điển VN và TQ.
     
  • Mô tả cây: Cây gỗ vang là một cây to, cao tới 14m thân có gai. Lá kép lông chim chẵn, gồm 10 – 12 đôi chét lá. Hoa 5 cánh, màu vàng, hình cánh bướm, mọc thành chum. Quả loại đậu dẹt, vỏ cứng, rộng từ 3 – 3,5cm, dài 7 – 8 cm trong chứa 4 hạt màu nâu. Cây gỗ vang mọc hoang và trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc.


     
  • Thu hái và chế biến: Thu hái quanh năm, chặt những cây đã mọc trên 10 căm, dẽo bỏ hết lớp vỏ ngoài và phần lớn gỗ giác trắng ở ngoài lấy lõi gỗ đỏ bên trong. Xong cưa thành khúc dài độ 25cm, chẻ thành mảnh rộng 4 – 6cm rồi đem phơi. Loại tô mộc lõi gỗ chắc nịch, khô, màu đỏ da cam hay đỏ sẫm không có phần gỗ bị đen hay gỗ giác trắng, không mọt, mục hơi sáng bóng, to bản, đường kính rộng trên 6cm là tốt.
    • Có 2 loại: Loại 1 là thanh rộng 4 – 6cm, dài 25cm; Loại hai có cùng phẩm chất nhưng kích thước nhỏ hơn.
    • Cần tránh nhầm lẫn với một số loại cây vị hơi chát, gỗ nhẹ, thớ gỗ vặn vẹo, không thẳng, tâm không có lõi rỗng như Tô mộc. Ngoài ra còn có cây Dương tô mộc trong gỗ có chứa một chất màu là hematin  có cấu tạo gàn giống như chất brazilin của tô mộc. Dương tô mộc cũng dùng làm thuốc thu liễm, chữa tiêu chảy.
       
  • Công dụng: Theo Đông y, tô mộc vị ngọt, mặn, tính bình, vào 3 kinh: Tâm, Can, Tỳ. Có tác dụng hành huyết, thông kinh, phá ứ, giảm đau. Tô mộc dùng liều thấp thì điều hòa máu, dùng liều cao thì phá máu. Tô mộc có tính chất kháng sinh mạnh với nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là các trực khuẩn đường ruột. Dùng để chữa các chứng bệnh Phụ nữ đau bụng, tức ngực do khí huyết không điều hòa lưu thông, tắc kinh khí hư, bị ứ huyết sau khi sinh; Tiêu chảy , kiết lỵ, nhiễm khuẩn đường ruột, bị thương tụ máu. Ngoài ra tô mộc còn dùng làm thuốc nhuộm và làm chỉ thị màu trong phân tích hóa học.
     
    • Liều dùng: 2,5 – 5g. sắc uống hoặc nấu thành cao, chế thành thuốc viên và thuốc bột sát khuẩn ngoài da, bôi hoặc rắc lên vết thương.
       
    • Lưu ý: Huyết hư không ứ trệ và phụ nữ có thai không được dùng.
       
  • Bài thuốc chữa phổi bị bệnh sinh nôn ra máu quá nhiều, mặt đen, đau tức ngực, hen, máu xấu bị ứ tụ: Nhân sâm 6g; Tô mộc 4g. Sắc uống.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan