TỤC ĐOẠN

  • Tên khoa học: 1 – Dípacus japonicas Miq – gọi là Tục đoạn.
    • Dipsacus asper Wall – Xuyên tục đoạn hay Tục đoạn nhọn. Đều thuộc họ Tục đoạn (Dipsacacene) đều có ở VN.
    • Còn được gọi với tên khác Rễ kế - Đầu vù…
       
  • Bộ phận dùng: Rễ của 2 cây nói trên phơi hay sấy khô. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.
     
  • Mô tả cây: Cây tục đoạn (Dipsacus japonicas có nhiều ở nước ta) là một cây có cao độ 1m, thân có cạnh, trên mỗi cạnh có hàng gai quắp trở xuống. Lá mọc đối và có cuống dài. Lá mọc đối và có cuống dài,lá non thì răng cưa thưa, lá già thì răng cưa mau hơn. Phiến lá chia thành 3  - 9 thùy. Hoa tự hình đầu, hoa trắng có lá bắc. Quả bế có 4 cạnh màu xám trắng.
    • D.japonicus lá thường chia thành 5 thùy, dài 10 – 15cm, rộng 4 – 7cm, hoa màu trắng, lam hay tía.
    • D.asper: lá thường chia làm 3 thùy: dài 11 – 13cm, rộng 4 – 6cm, hoa màu trắng hay vàng nhạt.
       
  • Thu hái và chế biến: Thu hái và chế biến vào mùa đông (tháng 11 – 2. Đào lấy rễ già rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ lửa cho khô. Tục đoạn không mùi vị ngọt, sau hơi đắng. Loại tục đoạn rễ to (đường kính trên 5mm) dài trên 7cm, khô chắc, nhuận, da màu nâu, trong nhiều thịt màu xám lục xám đen, không vụn nát mốc mọt là được. Có 2 loại là loại rễ to, đường kinh trên 5mm, dài trên 5cm là loại 1 còn lại là loại 2 rễ to, 3 – 5mm, dài dưới 5cm. Dược liệu còn sót gốc thân không quá 5%.

  • Công dụng: Theo Đông y, tục đoạn vị đắng, cay, hơi ấm vào 2 kinh Can, Thận. Có tác dụng bổ gan, bổ thận, nối gân cốt, thông huyết mạch, giảm đau, an thai. Dùng chữa các chứng bệnh: Đau lưng, mỏi gối, vấp ngã, bị thương tích, gãy xương, đứt gân, đàn ông di tinh, đàn bà khí hư, chảy máu tử cung, động thai, sưng vú, mụn nhọt.
    • Liều dùng: 4 – 12g, dùng sống hay sao qua. Sắc hay tán thành bột uống.
    • Lưu ý: Người thuộc chứng âm hư, hỏa vượng phong hàn thấp trệ không có ứ huyết không được dùng.
       
  • Một số bài thuốc ứng dụng:
    • Bài số 1: Chữa đau nhức chân tay do phong thấp dùng Tục đoạn 18g; Ngưu tất 18g; Tỳ giải 18g; Phòng phong 18g. Tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần.
       
    • Bài số 2: chữa chảy máu tử cung, động thai có nguy cơ bị sảy:

Tục đoạn

9 g

Hoàng kỳ

9 g

Địa du

9 g

Ngải diệp

5 g

Đương quy

9 g

Mẫu lệ

9 g

Thục địa

12 g

 

 

Tán bột, làm hoàn mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần.

  • Bài số 3: Bổ thận tráng cân thang, chữa đau lưng, mỏi gối yếu thận (thận hư) hay bị tổn thương:

Thục địa

8 g

Quy thân

4 g

Ngưu tất

4 g

Sơn thù

4 g

Phục linh

4 g

Tục đoạn

6 g

Đỗ trọng

6 g

Bạch thược

4 g

Thanh bì

4 g

Ngũ gia bì

4 g

Sắc uống.

  • Bài số 4: Tiếp cốt tán: chữa sai khớp, trật khớp xương, bị thương tích do đoàn ngã, đau nhức dữ dội:

Chích nhũ hương

2 g

Huyết kiệt

4 g

Tục đoạn

8 g

Chích một dược

2 g

Bạch chỉ

4 g

Đương quy

4 g

Cốt toái bổ

6 g

Hồng hoa

4 g

Nghiền mịn, để trữ sắn khi cần thì uống.

  • Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh mối mọt.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan