TRI MẪU
- Tên khoa học: Anemarrhena asphodeloides Bge, họ Hành (Liliaceae); Tên khác là Tri mẫu – Anemarrhène – Common Anemarrhena Rhizome (anh).
- Bộ phận dùng: Thân – rễ của cây tri mẫu phơi khô. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.
- Mô tả cây: Cây tri mẫu, là một loại cỏ sống lâu năm, thân – rễ cong queo. Lá mọc thành cụm từ dưới gốc, hình dải dài 20 – 70cm, rộng 0,3 – 0,5cm. Hoa mọc từ dưới gốc, giữa cụm lá, màu trắng, có lẫn vạch tím, nhạt. Mùa hoa từ tháng 7 – 8. Quả nứt, hình trứng có 3 góc. Hạt hình 3 cạnh, màu đen. Cây tri mẫu chưa thấy mọc ở ta.
- Thu hái và chế biến: Thu hái vào hai mùa xuân thu. Đào lấy thân – rễ cắt bỏ phần trên cổ rễ cà rễ con, nếu giữ lông nhung vàng, đem phơi khô thì được Mao tri mẫu nhục. Tri mẫu có chất dính, nên phải đảo luôn khi phơi. Tri mẫu không mùi, vị ngọt, hơi đắng, có chất nhày dính. Loại tri mẫu, rễ củ mập to, khô chắc, mặt ngoài có nhiều lông nhung tơ vàng, mặt cắt ngang trắng ngà là tốt. Loại tri mẫu rễ củ gầy dẹt, mặt ngoài lông đen tro, bên trong màu xám là kém.
- Công dụng: Theo Đông y, tri mẫu vị đắng, tính lạnh vào 3 kinh Phế, Thận, Vị. Có tác dụng: bổ âm sinh tân dịch, hạ hỏa, giải nhiệt làm khỏi khát trừ đờm, chữa ho, nhuận tràng, lợi tiểu. Dùng chữa các chứng bệnh sốt nóng, khát, khó chịu, lao sốt nóng hâm hấp trong xương, âm hư người yếu mệt, khô háo nóng, bí đại tiểu tiện. Theo Tây y, Tri mẫu có tác dụng giảm đường huyết, hạ sốt nóng, chống viêm, thông đờm, giảm huyết áp. Tri mẫu dùng làm nhũ tương.
- Liều dùng: 5 – 10g dùng sống (nếu muốn thanh nhiệt) hoặc sao tẩm nước muối (nếu muốn bổ thận), sắc uống.
- Lưu ý: Người thuộc chứng tỳ vị hư nhược (yếu dạ, lạnh bụng) tiêu chảy và không thực nhiệt không dùng được. Uống nhiều dễ bị tiêu chảy.
- Liều dùng: 5 – 10g dùng sống (nếu muốn thanh nhiệt) hoặc sao tẩm nước muối (nếu muốn bổ thận), sắc uống.
- Một số bài thuốc ứng dụng:
- Bài số 1: Tri bá địa hoàng hoàn (còn gọi là bát vị tri bá): chữa chứng lao sốt nóng hâm hấp, trong xương hay bị di mộng tinh:
Tri mẫu |
5 g |
Hoàng bá |
5 g |
Địa hoàng |
10 g |
Đan bì |
5 g |
Sơn thù nhục |
5 g |
Sơn dược |
5 g |
Phục linh |
5 g |
Trạch tả |
5 g |
Chế thành thuốc viên uống hoặc sắc uống.
- Bài số 2: Chữa lao, sốt nóng hâm hấp trong xương: Dùng Ngân sài hồ 5g; Thanh cao 10g; Miết giáp chế 5g; Địa cốt bì 10g; Cam thảo 5g; Tán thành bột uống.
- Bài số 3: Chữa các chứng sốt cao, khát, bứt rứt ( do nhiệt): Dùng Tri mẫu 12g; Thạch cao 12g; Liên kiều 5g; Thuyền thoái 5g. Sắc uống.
- Bài số 4: Chữa đái tháo đường:
Tri mẫu |
12 g |
Thiên hoa phấn |
12 g |
Cát căn |
9 g |
Ngũ vị tử |
6 g |
Hoài sơn |
12 g |
Hoàng kỳ |
|
Sắc uống.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng gió tránh ẩm mốc, mối mọt.
Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.