SƠN TRA

  1. SƠN TRA VIỆT NAM.

  • Tên khoa học: Loại 1 là Cây táo mèo: Docynia indica Dec, họ Hoa hồng (Rosaceae), còn gọi là Chitôdi (H;Mông); Loại 2 là Cây chua đất – Docynia doumeri Schneid, họ Hoa hồng, còn gọi là cây Sán sả (Tày).

  • Bộ phận dùng: Dùng Quả chín, đã thái lát (Phiến) và chế biến khô của 2 cây táo mèo, và chua chát nói trên (Fructus Docyniae), được ghi nhận vào Dược điển VN.

  • Mô tả cây: Cây táo mèo: thân gỗ, nhỡ cao khoảng 5 10m, khi cây còn non, cành cây có gai. Phiến lá đa dạng. Khi cây non, lá mọc cách xẻ thùy 3 – 5 thùy, mép răng cưa không đều. Khi cây lớn, phiến lá hình trứng nhọn dài 5 – 10cm, rộng 2 – 4cm, mép gần như nguyên hơi khía răng. Hoa 5 cánh, màu trắng. Quả hình quả ổi, đường kinh 3 – 5cm, da nhẵn, khi chín màu vàng chanh, mùi thơm mát dịu, vị chua hơi chát. Hoa tháng 3, quả tháng 9 – 10, Cây mọc hoang ở nhiều nơi vùng Tây Bắc nước ta;

    • Đối với cây chua chát: Cây thân gỗ, cao to 10 – 15m, cây non có gai. Lá nguyên hình mác, dài 6 – 15cm, rộng 3 – 6cm, mép khía răng cưa. Hoa 5 cánh, màu trắng. Quả hình cầu hơi dẹt, khi chín màu vàng lục, đường kính 5 – 7cm, vị chua chát. Hoa tháng 2 quả tháng 9. Cây mọc hoang vùng Cao bằng, Lạng sơn…

  • Thu hái và chế biến: Thu hái quả chín ương, cắt ngang quả, bỏ phần chỏm, có vết đài sót lại,phơi hoặc sấy khô là được.

  • Công dụng: Theo Đông y, sơn tra Việt Nam có cị chua cgọt, tính hơi ấm, vào các kinh Tỳ, Vỵ, Can. Có tác dụng giúp tiêu hóa, hành ứ, trừ đờm. Chữa các chứng bệnh: bụng đầy chướng, đau, ăn không tiêu, bụng kết hòn kết cục, đàm ẩm, phụ nữ sản hậu ứ huyết đau bụng.

    • Liều dùng: 10 – 20g. Sắc uống hay tán bột làm thuốc viên.

    • Lưu ý còn 1 loại táo mèo nữa là Docymia delavayi Schneid, cùng họ Hoa hồng mọc hoàn vùng Vân nam cà ở biên giới Lào cai. Loại này lá già vẫn có lông dưới lá. Quả dùng như quả táo mừo.

    • Ngày này Sơn tra Việt nam đã dùng để thay thế Sơn tra Trung Quốc.

  1. SƠN TRA TRUNG QUỐC

  • Tên khoa học: Crataegus pinnatifida Bge họ Hoa hồng (Rosaceae) còn gọi là Bắc Sơn tra – Sơn lê.

  • Bộ phận dùng: Quả chín đã thái lát hoặc bổ 2 – 3 – 4 và chế biến khô của cây Sơn tra Trung quốc, đã được ghi nhận vào Dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Cây sơn tra TQ khá lớn tới 8m, cành nhỏ hay có gai ngắn, cókhi không gai, không có lông, vỏ thân màu tro. Lá cây mọc cách hình trứng, phiến lá chia 3 – 5 thùy, mép có răng cưa, lá dài 6 – 10cm, rộng 5 – 8cm cuống 2 – 5cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn dọc theo gân lá. Hoa mẫu 6, hoa hình tự tán, 5 cánh hoa màu trắng, 20 nhị. Quả hạch, hình cầu, đường kính độ 1,8cm, khi chín có những đốm đỏ. Mùa hoa tháng 5, quả tháng 10. Cây này không có ở Việt nam.

  • Thu hái và chê biến: Mùa thu, quả bắt đầu chín thu hái quả, tùy theo quả ta hoa nhỏ mà có thể thái lát dày, mỏng hay bổ thành 2 – 3 – 4 rồi sấy khô.

  • Công dụng: Theo Đông y, Sơn tra TQ cị chua, ngọt, hơi ấm vào các kinh Tỳ, Vị , Có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn, trừ ứ trệ, thông kinh nguyệt. Chữa các chứng bệnh tiêu hóa kém (nhất là đạm thịt) bungj đầy chướng, nôn ọe, phụ nữ tắc kinh.

    • Liều dùng: 10 – 20g (sắc uống, ngâm rượu, tán bột).

    • Lưu ý: Người thuộc chứng tỳ, vị, hư nhược, không tích trện, không uống. Tây y dùng hoa (lúc mới nở) và quả cây Sơn tra Châu Âu gọi là Crtaegus oxyâcntha L cùng họ Hoa hồng làm thuốc bổ tim, để điều chỉnh huyết áp cao hay huyết áp thấp, làm thuốc an thần, giúp dễ ngủ.

  • Bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa tiêu hóa kém, bụng chướng đầy hơi nôn ọe: Sơn tra sống 15g; Mạch nha (sao nhẹ) 15g, sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa đau bụng do thức ăn ứ đọng không tiêu: Sơn tra 15g; Thanh bì 15g; mộc hương 15g. Tan bột trộn đều, mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần với nước còn nóng ấm.

    • Bài số 3: Chữa phụ nữ tắc kinh, sau khi đẻ bị ứ trệ đau bụng: Sơn tra sắc lấy nước thêm đường mà uống..

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan