SƠN ĐẬU CĂN

  • Tên Khoa học: Sophora subprostrata Chunet. Tchen (Sophora tonkinensis Gagnep), họ Đậu (Fabaceae) còn gọi là Quảng Đậu căn.

  • Bộ phận dùng là rễ đã chế biến khô của cây Sơn đậu . Đã được ghi nhận vào Dược điển của VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây sơn đậu là cây nhỏ, cao khoảng 1 0 2m, thân đứng hình trụ, nhiều lông mềm. Lá kép mọc cách dài 10 – 15cm, lá chét 9 – 15, mọc đối, phiến lá hình bầu dục dài 3 – 4cm, mặt trên nhẵn, dưới có lông, cuống dài 9 – 10cm, cụn hoa ở kẽ lá thành chùm hay chùy có lông mềm, nhị hơi dính nhau ở gốc. Quả có lông dài, 3 – 4cm, rộng 0,8cm, trong đó có 1 – 3hạt hình trứng, đen bóng. Cây Sơn đậu mọc hoang vùng núi đá vôi, trên sườn đồi dốc.

  • Thu hái và chế biến: Mùa thu đào lấy rễ, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, để nguyên hoặc thái lát, phơi hay sấy đến khô.

  • Công dụng: Sơn đậu căn vị đắng, tính lạnh vào các kinh Tâm, Phế, Đại trường. Có tá dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, giảm đau. Chữa các chứng bệnh họng sưng đau, ho do nhiệt, viêm ống mật cấp. Liều dùng 3 – 10g.

    • Lưu ý: Người bị cảm lạnh không dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa viêm họng sưng đau:

Sơn đậu căn

6g

Kinh giới

6g

Phòng phong

4g

Cát cánh

6g

Cam thảo

2g

Tằm vôi

3g

Bạc hà

3g

Xích thược

4g

Quy vĩ

4g

Chi tử

4g

Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa ho do phế vị nhiệt: Sơn đậu căn 6g; Tiên hồ 4g; Cát cánh 6g; hạt ngươu bàng 4g; Lá tỳ bà 4g. Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa viêm ống mật cấp: Sơn đậu căn 6g; Chi tử 4g; Sinh đại hoàng 2g; Nhân trần 6g; Sắc uống.

  • Bảo quản thuốc nơi thoáng mát, khô ráo.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan