SINH ĐỊA
Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn) Libosch, họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae) còn gọi là Địa hoàng (TQ).
-
Bộ phận dùng: Rễ củ (thường gọi là củ) của cây Sinh địa (Radix Rehmanniae); Nếu dùng tươi gọi là Tiên địa hoàng, dạng này ít dùng ở nước ta mà chủ yếu dùng loại đã qua sơ chế, sấy khô ta quen gọi là Sinh địa (Trung Quốc gọi là Can địa hoàng). SInh địa đã được ghi nhận vào Dược điển của VN và TQ; Khi bào chế, đồ chín gọi là Thục địa còn gọi là Thục địa hoàng (TQ) cũng được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.
-
Mô tả cây: Cây sinh địa (Trung Quốc gọi là Địa hoàng) là một cỏ cao 30 – 40cm. Toàn thân, rễ lá đều có lông, mềm và lông bài tiết màu tro trắng. Thân rễ mầm, thành củ và lúc đầu mọc thẳng cề sau mọc ngang, đường kính 4 – 30mm. Lá thường mọc chụm ở gốc, phiến lá hình bầu dục dài, mặt trên màu lục sẫm, có nhiều nếp nhăn, gân nổi rõ mặt dưới, mép răng cưa to. Hoa màu đỏ tía và hơi vàng xanh. Cây sinh địa dượcdi thực vào nước ta và được trồng ở nhiều tỉnh khác nhau.
-
-
Thu hái và chế biến khoảng tháng 2 -3 và tháng 8 -9 (với vùng lạnh chỉ trồng một vụ cuối xuân, tháng 8 – 9, năng suất bình quân là 3 – 7 tấn/ha).
-
SINH ĐỊA TƯƠI (TIÊN ĐỊA HOÀNG)
-
-
Còn gọi là Fresh Rehmannia (Anh); thường thu hái bằng cách Đào lấy củ, những cây mọc độ 6 tháng, bỏ thân lá, rửa sạch đất cát, để nơi râm mát thoáng cho ráo nước (tránh làm trầy xước) thì được Tiên địa hoàng. Tiên địa hoàng ít mùi, hơi ngọt đắng. Loại tiên địa hoàng củ dài (10 – 16cm), to (với đường kinh trên 3cm) da mịn, mỏng, thịt màu đỏ hồng, không trầy xước, không thối nát ủng là tốt.
-
Công dụng: Tiên địa hoàng theo Đông y có vị ngọt, tính rất lạnh vào 4 kinh Tâm, Can, Thận, Tiểu trường. Có tác dụng tả hỏa (trừ nóng trong người làm mát máu, làm tăng bài tiết tân dịch. Dùng chữa các bệnh sốt nóng cao, miệng khát, tân dịch khô, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, phụ nữ khí hư. DÙng với liều 12 – 30g để sắc uống. Nếu dùng ngoài giã nhỏ, đắp vào chữa sưng vú.
-
Lưu ý Người lạnh bụng, yếu dạ không được dùng.
-
-
Bài thuốc Bổ tim, bổ máu, an thần, chữa chứng thiếu máu, hồi hộp, hay quên ra quá nhiều mồ hôi, đại tiện táo:
-
-
Thiên địa hoàng
120g
Phục linh
15g
Nhân sâm
15g
Ngũ vị tử
30g
Bá tử nhan
30g
Đan sâm
15g
Mạch môn đông
30g
Huyền sâm
15g
Đương quy
30g
Viến chí
15g
Toan táo nhân
30g
Cam thảo
15g
Cát cánh
15g
Thiên môn đông
30g
Cứu tiết xương bồ
15g
Nghiền vụn, luyện với mật ong làm thành viên lấy bột mịn chu sa làm áo uống với nước ấm.
-
-
-
Chữa chảy máu cam dùng Tiên địa hoàng 30g sắc uống
-
Chữa sốt cao co giật dùng Sinh địa tươi 90g; Lá hẹ 1 nắm, rửa sạch giã, vắt lấy nước uống.
-
-
Bảo quản trong đất cát ẩm, tránh để lạnh.
-
-
SINH ĐỊA KHÔ (CAN ĐỊA HOÀNG)
-
-
Tên khoa học Radix Rehmanniae siccus còn gọi là Unprocessed Rehmannia root – Sinh địa.
-
Cách chế biến: Đào lấy củ những cây sinh địa mọc độ 6 tháng. Nếu củ bản thì rửa sạch nhưng tránh làm trầy xước, đem sấy khô ở nhiệt độ tăng dần từ 40 lên 60 độ C sau đó lại giảm xuống 40 độ C trong 7 ngày 7 đêm liền, củ to ở dưới, củ bé ở trên. Hàng ngày phải đảo nhẹ nhàng cho nóng đều xong đem ủ 2 – 3ngày cho tới khi bên trong biến thành màu đen, có nhựa thì lại sấy nhẹ lửa khoảng 40 50 độ C sau cất đi thì được sinh địa.
-
Ở Trung quốc sấy lò, nhẹ lửa cho đến khô dần, bên trong biến thành màu đen, khi đã khô đến 8 – 10 phần, lấy ra nắn bóp sửa cho củ tròn thì được Can địa hoàng. Sinh địa ít mùi, vị hơi ngọt. Loại sinh địa củ to, khô, nặng, nhuận, da mỏng, màu nâu tro, cắt ngang thịt đen sẫm, có nhựa dính, vị hơi ngọt, không sâu mốc là tốt. Loại sịnh địa củ nhỏ,, nhẹ, sấy quá lửa, bị cháy cứng hoặc sấy chưa đủ, còn sượng, thịt vàng, màu xám, tro là kém. Có 4 loại là loại dưới 35củ/kg; loại dưới 70 củ/kg; loại dưới 150củ/kg và loại dưới 400củ/kg.
-
-
Công dụng: Theo Đông y, sinh địa ngọt, tính lạnh vào 4 kinh: Can, Tâm, Thận, Tiểu trường. Có tác dụng bổ âm, bổ máu. Có tác dụng bổ âm, bổ máu. Dùng để chữa các chứng bệnh người yếu mệt, phát sốt, đái tháo, miệng khát, nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu, băng huyết, lậu huyết (tử cung rỉ máu, kinh nguyệt không đều, động thai). Theo Tây y, sinh địa có tác dụng cầm máu, bổ tim, lợi niệu, giảm đường huyết, chống viêm.
-
Liều dùng 10 – 15g sắc uống hoặc chế thành thuốc viên để dùng tuy nhiên cần lưu ý người yếu dạ, lạnh bụng không được dùng.
-
-
Một số ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa bạch hầu, viêm họng, sốt nóng, miệng khát: Sinh địa 12g; Huyền sâm 9g; Mạch môn đông 9g; Cam thảo sống 6g; Kim quả lãm (củ gió) 6g; Sắc uống.
-
Bài số 2: Chữa đái tháo đường: dùng Sinh địa 30g; Hoài sơn 30g; Hoàng kỳ 15g; Sơn phù du 15g; Sắc uống.
-
Bài số 3: Chữa chứng huyết nhiệt, thổ huyết, chảy máu cam dùng Tứ sinh (4 thứ sống): Sinh địa 24g; Lá trắc bá tươi 9g; Lá ngải cứu tươi 6g; Lá sen tươi 6g. Sắc uống.
-
-
-
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh sâu mọt. Có người cho rằng sinh địa lên men mốc thì tốt (bẻ ra có nhiều nhựa).
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp