RỤT
-
Tên khoa học: Ilex godajam Colebr. – họ Nhựa ruối (Ilicaceae); Còn gọi là Mộc hương nam.
-
Bộ phận dùng: Vỏ thân cây rụt đã chế biến khô (Cortex llicis). Được ghi vào Dược điển VN.
-
Mô tả cây: Cây rụt là một loại cây gỗ lớn, phiến lá hình trứng nhọn, dài 5 – 15cm mỏng, cuống lá ngắn 1 – 2cm. Hoa nhỏ, quả hạch; cây mọc hoang ở Nghệ An và một số tỉnh của nước ta.
-
Thu hái và chế biến: Có thể thu hái quanh năm thường kết hợp lấy gỗ và lột vỏ, đem phơi hay sấy khô là được. Thường cắt thành những mảnh dài 15 – 30cm, rộng 4 – 8cm. Vỏ dày 0,5 – 1cm, mặt ngoài vỏ màu trắng xám, sần sùi thỉnh thoảng có những ngấn ngang.
-
Công dụng: Theo Đông y, vỏ rụt có vị đắng, hơi chát, tính ấm đi vào 2 kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng giúp tiêu hóa, chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đầy bụng, đau bụng.
-
Liều dùng: 5 – 10g (sắc hay tán bột làm thuốc viên).
-
Lưu ý: Người bị táo bón, huyết áp cao, không nên uống.
-
-
Bảo quản nơi khô mát, không làm vụn.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp