QUẾ

  • Tên khoa học: Cinnamomun obtusifolium Nees. Còn gọi là Quế thanh, Ngọc quế.

    • Cinnamomun cassia Presl. Còn gọi là Quế đơn, quế Trung Quốc.

    • Cinnamomun Zeylanicum Breyn. CÒn gọi là Quế Srilanka.

Trong Dược điển VN ghi nhận cả 3 loại trên đều thuộc họ Long não.

  • Bộ phận dùng: Vỏ thân cây quế đã chế biến khô (Cortex Cinnamomi) còn gọi là Ngọc quế, Quế bì. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ. Cành quế non đã chế biến khô (Ramulus Cinnamomi) còn gọi là Quế chi, được ghi nhận trong Dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Cả 3 loài quế trên đều có ở Việt nam, nhưng phân bố khác nhau: Loài Cassia có nhiều ở miền Bắc, miền Trung nước ta và miền Nam Trung Quốc; loài obtusiffolium và zeylanicum có từ Thanh hóa trở vào miền nam Việt Nam.

    • Quế Thanh hóa, là thân gỗ thẳng đứng, cao 12 – 20cm, cành non có 4 cạnh, dẹt, nhẵn, lá hình trứng nhọn, dài có 3 đường gân nổi rất rõ từ cuống đến đầu lá, hoa màu trắng mọc thành chùy ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hạch hình trứng dài khoảng 1cm, lúc đầu xanh lục, khi chín màu tím.

    • Quế Thanh mọc hoang và được trồng nhiều ở khắp vùng trên cả nước nhưng chủ yếu tập trung vào dọc dãy Trường Sơn. Tuy vậy, quế được đánh giá tốt nhất là vùng Thanh hóa đặc biệt vùng Trịnh vạn (Thường Xuân); Nghệ An vùng Quỳ (Quỳ Châu, giáp với Thanh hóa), Quảng nam, quảng ngãi có Quế Trà my, Tiên phước, Trà Bồng. Vùn Tây Bắc có Quế Nghĩa lộ. Hiện nay vùng Yên Bái, Nghĩa lộ, Quảng ninh cũng có những rừng quế lâu đời. Quế có thể trồng bằng hạt, sau 5 năm có thể thu hoạch nhưng tốt nhất là sau 10 – 30 năm.

    • Ngoài ra ở nước ta còn có nhiều loại quế khác mọc nhiều nơi cũng dùng để thay thế 3 loại hình Quế trên.

  • Thu hái và chế biến: Nhục quế thu hoạch vào 2 mùa hạ (tháng 4 – 6) và mùa thu (tháng 9 – 11) là thời kỳ cây quế nhiều nhựa, dễ bóc vỏ, không sót lòng. Bóc vỏ những cây đã mọc lâu năn, đường kính thân trên 20cm (cây 20 – 30 năm gọi là Lão quế thì rất tốt) xon đem ủ trong sọt có lót và đậy lá chuối khô tới khi có hơi nước bốc lên thì lấy đem ra phơi trong bóng râm, lau chải, sửa, buộc và ép cho phẳng, hai mép uốn lại, theo hình dạng và kích thước nhất định. Nếu uốn thành bản rộng, hai mép hơi cuộn gọi là Bình bản; nếu cuộn thành ống dài thì gọi là QUyển đồng (quế Thanh hóa).

    • Quế Trung quốc chỉ cần bóc vỏ, lúc đầu phơi nắng, sửa hình dạng sau phơi râm.

    • Quế Srilanka thì cạo bỏ lớp vỏ ngoài và lớp nhu mô chỉ lấy lớp libe ở giữa đem phơi thì Quế tự cuộn lại.

    • Nhục quế mùi thơm đặc biệt vị ngọt cay. Nhục quế không nát vụn, da vỏ ngoài mịn, thịt dày, mặt cắt ngang màu đỏ tía nau, nhiều dầu, mùi thơm đậm, vị ngọt cay, nhai không có cặn bã là tốt.

  1. Loại nhục quế vỏ được lấy cách mặt đất 20cm – 1,2m gọi là Quế hạ căn hay Quế hạ bản là kém; Loại nhục quế lấy từ 1,2m trở lên gọi là Quế trung châu (giã thân) và lấy ở trên đến chỗ chia cành thứ nhất là quế Thượng tốt hơn cả.

  2. Quế chi: vỏ bóc ở những cành nhỏ là quế chi, thu hoạch vào hai mùa xuân hạ. Chặt lấy những cành non, bỏ lá, cắt thành đoạn dài 30 – 60cm, bóc vỏ hoặcđể cả cành. Đầu ngọn cành non gọi là quế chi tiêm.

  3. Quế thông là quế non mới 6 – 7 năm hay vỏ những cành nhánh, thường cuộn lại thành ống, vỏ mỏng, ít dầu, mùi vị kém, hoặc lấy ở các cây quế thường, mọc các địa phương như Yên bái, Nghĩa lộ..là loại thường dùng hàng ngày.

  4. Quế vụn: là loại đã vụn nát thành mảnh nhỏ.

  5. Quế tâm là lõi quế đã boc s vỏ là loại kém nhất.

Theo Kinh nghiệm cổ truyền: Quế “Chính sơn” Thanh hóa (Quế quan hay Quan quế) mọc ở nơi rừng thẳm, núi cao, hổ báo nhiều, ít người qua lại, bẩm thụ khí hậu thiên nhiên, có cây sống hàng trăm năm tuổi gọi là Lão Quế thì đặc biệt quý giá. Có thể ngửi thấy mùi Quế mà không dễ tìm ra cây, gọi là Ngọc Quế, uống vào dẫn hỏa quy nguyên. Loại này da như da cây vải, thịt đỏ như chu sa, khi cắt ra mép phẳng, mịn như sáp, giữa chỗ dầu với thịt có đường chỉ phân tách rõ ràng như sợi chỉ bạc gọi là Phân du hương hay Bạch chỉ phân du; Sợi chỉ này thẳng tắp, nếu ngoằn ngèo thì không tốt lắm, hương thơm mát, ngọt nhiều mà ít cay.

  • Công dụng: Quế được dùng trong cả Đông và Tây y. Quế là một vị thuốc quý của Đông y, rất thông dụng.

  1. Nhục quế: Theo Đông y, vị cay, ngọt, tính rất nóng, hơi có độc, vào 3 kinh Can, thận, tỳ. Có tác dụng bổ mệnh môn, trừ lạnh thông huyết mạch. Dùng để chữa các chứng bệnh do mệnh môn tướng hỏa (hỏa ở Thận) không đủ, chân tay lạnh buốt, lạnh lưng đau gối, mạch nhỏ (vi) đau bụng, nôn mửa, trên nóng dới lạnh, kinh bế, tiểu tiện khó khăn.

      • Liều dùng: 1- 5g, nghiền thành bột hoặc sắc hay ngâm rượu uống.

      • Theo Tây y, nhục quế có tác dụng: giúp tiêu hóa, thông mật, chống hen, chống sốt nóng an thần.

      • Chữa mệt mỏi, chân lạnh, phụ nữ không thấy kinh hoặc kinh khó khăn. Về mặt dược lý, quế có tác dụng kích thích làm cho tuần hoàn máu được mau lẹ, hô hấp mạnh lên. Quế còn có tác dụng co mạch làm tăng bài tiết, gây co bóp tử cung và tăng nhu động ruột. Tinh dầu quế còn có tính chất sát khuẩn, kháng sinh mạnh.

      • Lưu ý: Người bị chứng âm hư, dương thịnh, phụ nữ có thai không được dùng.

  1. Quế chi: Theo Đông y, vị cay, ngọt, tính ấm vào 3 kinh Phế, Tâm Bàng quang. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giãn bắp thịt, chống lạnh, làm ấm cơ thể, thông mạch, lưu thông máu, giảm đau, lợi niệu. Dùng chữa các chứng phong hàn biểu chứng, vai, gáy, cánh tay, khớp xương đau buốt, phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, bụng đau.

      • Liều dùng: 3 – 9g, sắc uống. Người thuộc chứng âm hư, hỏa vượng, phụ nữ có thai không được dùng. Tây y dùng dưới dạng cồn quế.

  1. Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa chứng phong (cảm, ngất) nhức đầu, sốt nóng, tắc, nghẹn mũi, sợ gió: Quế chi 4g; Cam thảo 3g; Bạch thược 4g; Sinh khương 4g; Đại táo 6g. Sắc uống, rồi ăn cháo nóng, đắp chăn.

    • Bài số 2: Chữa phong thấp đau nhức mà không thấy biểu hiện nhiệt: Quế chi 9g; Cam thảo 6g; Đại táo 3 quả; Phụ tử chế 9g; Gừng sống 9g; Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa yếu thận, chân phù thũng, chướng đầy:

Can địa hoàng

8g

Sơn dược

8g

Sơn thù du

6g

Trạch tả

6g

Đan bì

4g

Phụ tử chế

4g

Xa tiền tử

4g

Phục linh

8g

Quế nhục

2g

Ngưu tất

6g

Tán nhỏ, luyện mật làm viên, uống một lần 3 – 6g; mỗi ngày 2 – 3 lần.

  • Bảo quản nơi khô ráo râm mát, trong lọ kín để giữ mùi vị, mùi thơm tinh dầu.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

 

Bài viết liên quan