QUA LÂU
-
Tên khoa học: Trichosanthes op, họ Bầu bí (Cucurbitaceae); Còn gọi là Thao ca (Cao bằng) – Cây dưa dầy – Cây dưa trời.
-
Bộ phần dùng:
-
Rễ cây qua lâu phơi khô, gọi là Qua Lâu căn – Thiên hoa phấn (TQ ), Củ dưa dầy. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.
-
Vỏ quả qua lâu phơi khô gọi là qua lâu bì (TQ), Vỏ dưa dầy. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.
-
Hạt qua lâu phơi khô gọi là Qua lâu nhân (TQ), Hạt dưa dây. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.
-
-
Mô tả: Cây qua lâu là một dây leo, sống lâu năm, dài hàng chục mét, phân nhánh. Thân có những rãnh dọc nông, gốc xù xì. Lá mọc so le, phiến lá xẻ thành 5 – 7thùy, tựa lá cây bầu ngô (cây Trichosanthes multiloba Miq thì phiến lá xẻ thành nhiều thùy và sâu hơn cây Trichosanthes Kirilowii Maxim), cả hai cây đều dùng làm thuốc và được ghi vào Dược điển Việt Nam và TQ.
-
Phiến lá rộng 8 – 20cm. Lá non 2 mặt có nhiều lông. Cuống lá dài, cong. Hoa đơn tính, mầu trắng, cuống ngắn, mọc ở kẽ lá. Mùa hoa tháng 6 – 7. Quả hình trứng, to bằng quả dưa gang, dài 8 – 10cm, rộng 5 – 7cm, da quả màu xanh bóng có vằn trắng dọc theo quả, không có lông, khi chín màu đỏ da cam. Quả có rất nhiều hạt màu vàng nhạt hay màu nâu nhạt, hình trứng dẹt. Mùa quả tháng 7 – 9. Cây qua lâu mọc nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn.
-
-
Qua lâu quả - Qua lâu bì.
-
Bộ phận dùng: Qua lâu quả (Fructus Trichoranthis) là quả đã chín và đã chế biến khô của cây qua lâu.
-
-
-
Qua lâu bì (Pericarpium Trichosanthis) là vỏ quả qua lâu đã chín và đã chế biến khô.
-
Được ghi nhận vào Dược điển Trung Quốc.
-
-
-
Thu hái và chế biến:
-
-
-
Qua lâu bì (vỏ quả qua lâu): Vỏ thường bổ thành hai hoặc nhiều mảnh, dài 6,5 – 11cm, nhăn nheo không phẳng, hai mép uốn cong vào trong, một đầu có vệt cuống rụng. Chất xốp, giòn, mùi hơi tựa đường cháy, vị nhạt, hơi chua – Loại qua lâu bì da vỏ ngoài màu vàng đỏ, mặt trong màu trắng, vỏ dày, nguyên vẹn, không có tạp chất là tốt.
-
Qua lâu quả: hình trứng, dài 6,5 – 10cm, đường kính 6,5 – 8cm, vỏ ngoài màu vàng đỏ hay vàng mơ, bóng hoặc có nhiều nếp nhăn, có những đường gân hơi nổi lên, màu tương đối sẫm. Một đầu có cuống quả, đầu kia tròn tày. Năng nhẹ không đều, giòn, dễ nưats vỡ. Mặt trong màu trắng vàng, có kèm xơ màu vàng đỏ, có khoảng trống và một cụm hạt dính thành múi, thường dính liền với vỏ quả. Mùi giống mùi đường cháy, vị chua ngọt.
-
-
-
Công dụng: Theo Đông y, qua lâu bì, vị ngọt, đắng, tính lạnh vào 3 kinh Phế, Vỵ, Đại trường. Có tác dụng nhuận phổi, nhuận tràng. DÙng chữa các chứng bệnh ho nóng có đờm, nôn ra máu, đau tức ngực, đau cuống họng, người háo khát, bí đại tiện, đau vú, thủy thũng, hoàng đản.
-
-
-
-
Liều dùng: 9 – 12g, sắc uống.
-
Lưu ý: Người có tỳ vị hư hàn không thực nhiệt không được dùng. Không được dùng phối hợp với ô đầu, thảo ô (tương phản).
-
-
-
-
Một số ứng dụng:
-
-
-
Bài số 1: Chữa viêm cổ họng mất tiếng: Qua lâu bì 10g; Bạch cương tàm 10g; Cam thảo 10g; Gừng tươi 4g; Nước 600ml. Sắc lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày.
-
Bài số 2: Nhuận tràng, chữa táo bón: Dùng Quả qua lâu 15g; Cam thảo 3g. Sắc uống. Lấy 30g mật ong hòa với cháo loãng, cùng ăn và uống thuốc.
-
-
Qua Lâu hạt
-
Tên khoa học: Semen Trichosanthis. Còn gọi là Qua lâu tử; Qua lâu nhân. Bộ phận dùng: Qua lâu hạt, là hạt già của quả qua lâu phơi khô.
-
Bộ phận dùng: Qua lâu hạt, là hạt già của quả qua lâu phơi khô. Đã được ghi vào Dược điển VN Và TQ.
-
Mô tả: Qua lâu hạt, hình bầu dục dẹt phẳng dài 1 – 1,5cm, rộng 0,6 – 1cm. Mặt ngoài phẳng trơn, màu nâu tro, quanh mép có đường rìa, một đầu có một vết lõm xuống. CHất cứng chắc, trong chứa hai mảnh nhân, màu trắng, có nhiều dầu, mặt ngoài nhẵn có màng bọc màu lục. Ít mùi, vị ngọt, hơi đắng chát. Loại qua lâu hạt, đều, béo mập, nhiều dầu, thủy phân dưới 10% là tốt. Có 2 loại là Loại hạt nhỏ, dài dưới 2,5cm; và loại hạt lớn chiều dài trên 2,5cm.
-
Công dụng; Theo Đông y, qua lâu hạt vị ngọt, đắng, tính lạnh. Có tác dụng tả hỏa, nhuận phổi, hạ khí, long đờm, nhuận tràng. Dùng chữa các chứng bệnh ho có đờm, đờm đặc tức ngực, sốt nóng, đại tiện táo bón.
-
-
-
Liều dùng: 9 – 12g. Sắc uống. Có thể dùng sống hay sao lửa nhẹ hoặc khử dầu: Lấy qua lâu hạt sạch, bỏ vỏ, nghiền mịn, bọc bằng giấy hút dầu, sấy nóng nhẹ, nén ép cho dầu chảy ra rồi thấm đi, sau đó nghiền mịn, rây thì được qua lâu nhân sương.
-
Lưu ý: Người bị tỳ vị hư hàn không thực nhiệt không được dùng. Qua lâu hạt phản ô đầu, thảo ô.
-
-
Qua lâu (Rễ)
-
Tên khoa học: Radix Trichosanthis còn gọi là Qua lâu că, - Củ dưa dầy – Thiên hoa phấn.
-
Bộ phận dùng: Thiên hoa phấn lá rễ của cây qua lâu phơi khô. Được ghi nhân vào Được điển Vn và TQ.
-
Thu hái và chế biến: Thu hái vào tháng 2 mùa thu, đông sau khi thu hoạch hạtí lâu. Đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, cạo sạch vỏ ngoài, cắt thành đoạn nhỏ dài 10 – 23cm, rễ tương đối to, thì bổ dọc hay dọc tư, phơi khô.
-
Muốn lấy rễ làm thiên hoa phấn, phải ngắt bỏ hoa không cho ra quả thì rễ sẽ mập hơn và nhiều bột hơn. Thiên hoa phấn hình trụ tròn hay nửa trụ tròn không nhất định, phần nhiều uốn cong, một đầu tương đối nhỏ, dài khoảng 10 – 20cm, đường kính 3cm – 6cm. Mặt ngoài màu trắng vàng hay xám nhạt, những chỗ có vỏ thô ngoài chưa cạo sạch thì thành những chấm màu xám có vết nhánh rễ mọc tách ra và vân rãnh ngang tương đối sâu, bổ dọc có những gân xơ màu vàng. CHất sắc đặc khó bẻ gãy, mặt cắt ngang màu trắng có nhiều bột, có những xơ màu vàng, hơi tỏa hình bánh xe, không mùi, vị nhạt sau hơi đắng.
Loại thiên hoa phấn màu trắng, nhiều bột, chất chắc mịn, mập, ít xơ là tốt (loại màu xám, nhiều xơ là kém). Thiên hoa phấn bề ngoài dễ lẫn với cát căn là rễ cây sắn dây. Cát căn thì nhẹ, mặt cắt ngang vàng, nhiều xơ, ít bột hơn, thành những khoanh tròn.
-
-
Công dụng: Theo Đông y, thiên hoa phấn vị ngọt, chua, tính lạnh vào 3 kinh Phế, Vị, Đại trường. Có tác dụng tăng bài tiết tân dịch, khỏi khát hạ sốt, khỏi táo, tiêu mủ, tiêu phù thũng. DÙng chữa các chứng bệnh sốt nóng, người háo khát, haongf đản, miệng khô, hơi thở ngẵn, sưng vúm trĩ dò, mụn lở. Theo Tây y, Thiên hoa phấn có tác dụng giảm đường huyết, thúc đẻ, làm sảy thai và kháng gien.
-
-
-
-
Liều dùng: 9 – 12g.
-
Lưu ý: người tỳ vị hư hàn không thực nhiệt không được dùng. Thiên hoa phấn phản ô đầu, thảo ô.
-
-
-
-
Ứng dụng chữa cảm mạo, thân thể cứng, không quay cổ được, mạch trầm: Thiên hoa phấn 7g; Thược dược 7g; Sinh khương 7g; Quế chi tiêm 7g; Đại táo 7g; Cam thảo 5g. Sắc uống.
-
-
Qua lâu dễ bị mối mọt, cần Bảo quản nơi khoáng, kín gió, tránh ẩm.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp