PHÙ DUNG
-
Tên khoa học: Hibiscus mutabilis L. – họ bông (Malvaceae); Tên khác là Mộc phù dung (TQ).
-
Bộ phận dùng: Lá tươi hoặc đã chế biến khô của cây phù dung (Folium hibisci mutabilis).
-
Hoa tươi hoặc đã chế biến khô của cây phù dung (Flos hibisci mutabilis).
-
-
Mô tả: Cây phù dung mọc thành bụi, cao từ 2 – 5m, các cành non có lông. Lá mọc cách, phiến lá chia 5 thùy, rộng ngang dọc 10 – 15cm, gốc hình tim, mép có răng, mặt dưới rất nhiều lông. Hoa mọc riêng lẻ hay thành cụm nhiều hoa, hoa 5 cánh biến màu, sáng màu trắng, trưa hồng rồi đỏ, rồi cụp tàn buổi tối. Quả nang, hình cầu, đường kính độ 3cm, nhiều lông màu vàng nhạt, khi chín già nứt thành 5 mảnh, trong có nhiều hạt, cũng có lông.
-
Cây phù dung được trồng làm cảnh nhiều nơi trong nước ta, nhất là các đền, chùa, trồng bằng cành hay hạt đều dễ mọc ( nên trồng mùa xuân). Các nước lân cận nước ta đều có.
-
-
Thu hái và chế biến: Lá thu hái quanh năm, chọn những là bánh tẻ, phơi khô hay để tươi. Hoa hái khi mới nở, buổi sáng.
-
Công dụng: Lá có tác dụng tiêu độc, ung nhọt – Chủ yếu dùng tươi giã nát đắp lên nhọt, cho dịu hoặc rút mủ.
-
Liều dùng: 10 -20g (hãm hay sắc uống). Hoa có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, giải nhiệt. Dùng làm thuốc điều kinh, chữa bệnh phụ nữ bạch đới hoặc các trường hợp viêm sưng tấy, đau mắt… Ngoài ra còn chữa ho do phổi nóng.
-
Lưu ý: Người bị tiêu chảy không dùng.
-
-
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp