PHÁ CỐ CHỈ

  • Tên khoa học: Psoralea corylifolia L, họ Đậu (Fabaceae); Tên khác là Bổ cốt chỉ (TQ) – Đậu miêu.

  • Bộ phận dùng: Hạt chín già đã chế biến khô của cây phá cố chỉ (Semen Psoraleae). Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả: Cây nhỏ cao 0,5 – 1m, mọc thẳng đứng, thân lá đều có lông. Lá mọc cách, hình trứng nhọn dài 5 – 10cm, rộng 3 – 6cm, mép răng cưa thưa, hoa mọc thành bông, dạng chùy ở kẽ lá, màu tím nhạt, ra hoa tháng 6 – 8. Mặt hạt có những vân, lồi lõm lấm tấm, đốm trắng. Bóp, giã hạt mùi thơm, vị cay. Mùa quả chín tháng 9 – 11. Nước ta đã trồng phá cố chỉ ở một số nơi.

  • Thu hái và chế biến: Mùa quả, hái lấy hạt, phơi, sấy nhẹ đến khi khô.

  • Công dụng: Theo Đông y, phá cố chỉ vị cay, đắng, tính ấm vào 3 kinh: Tỳ, Thận, Tâm bào. Có tác dụng tráng dương, bổ mệnh môn hỏa, nạp khí cho thận. Dùng chữa các chứng bệnh: nam giới đau lưng mỏi gối, dương sự kém, hoạt tính người già yếu, tiểu tiện nhiều, đái són, phụ nữ khí huyết kém, lãnh cảm.

    • Liều dùng: 5 – 10g.

    • Lưu ý: Người thể âm hư hỏa vượng, đại tiện táo kết, tiểu tiện ít, đỏ không được dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: chữa liệt dương, di tinh: Dùng Phá cố chỉ 9g; Thỏ ty tử 9g; Hồ đào nhục 9g; Trầm hương 2g. Tán bột, luyện với mật ong làm viên, mỗi lần uống 9g; ngày 3 lần, với nước muối loãng.

    • Bài số 2: Chữa tỳ, thận hư hàn, tiêu chảy, lỵ lâu ngày không khỏi: Phá cố chỉ 30g; Nhục đậu khấu 30g; Tán bột, nấu nước gừng và đại táo làm hồ, làm thành các hoàn. Mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần.

    • Bài số 3: Dùng ngoài da: chữa lang ben (bạch biến): Phá cố chỉ 30g; Cồn 70 độ 90ml. Ngâm 7 ngày gạn lấy nước bôi lên chỗ lang ben ngày 1 lần.

  • Bảo quản nơi khô mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan