Ô DƯỢC
-
Tên khoa học: Lindera myrrha mer, họ Long não (lẩuceae); còn gọi với tên khác Ô dược nam – Dầu đắng.
-
Bộ phận dùng: Ô dược nam là rễ của cây dầu đắng (Radix Linderae), phơi khô. Được ghi nhận trong Dược điển VN. Ngoài ra còn cây Lindera strychnifolia cũng được coi là Ô dược và cây Lindera aggregate Kostern được coi là Thiên thai ô dược. (theo Dược điển TQ).
-
Mô tả cây: Cây dầu đắng là một cây nhỏ, cao độ 1,3 – 1,4m, cành gày màu đen nhạt. Lá mọc so le hình bầu dục dài 6cm, rộng 2cm, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông, hai chân phụ bắt đầu từ điểm cách cuống lá 2mm, dài ra chứng 2/3 lá, mặt trên lõm, mặt dưới lồi lên. Cuống gày, dài 7mm. Lúc đầu có lông sau nhẵn, mặt trên lõm thành rãnh. Hoa màu hồng nhạt, họp thành tán nhỏ, đường kính 3 – 4mm. Quả mọng hình trứng, khí chín có màu đỏ, một hạt. Toàn cây có mùi thơm, vị đắng. Cây dầu đắng mọc hoang ở nhiều tỉnh nước ta.
-
Cây Hoành Châu Ô Dược (Cocculus laurifolis) là một lào cây dây leo, gày nhẵn, màu xanh ve nhạt. Lá có cuống ngắn, gần giống như lá Quế. Phiến lá chia cuống nhọn, dài 9cm, nhẵn, rộng 3 – 5cm, có 3 gân, nổi rõ ở cả hai mặt. Quả hình thấu kính, đường kính 5mm. hạt cũng gần giống như quả, hình thấu kính nhưng ở 2 mặt có rìa nổi lên trông giống như móng ngựa.
-
-
Thu hái và chế biến: Thu hái vào 2 mùa Đông – Xuân. Đào lấy rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi khô, hoặc cạo sạch vỏ ngoài, thái thành phiến phơi khô. Ô dược phần nhiều hình thoi hơi uốn cong, 2 đầu hơi nhọn, ở giữa phình to giống như chuỗi hạt, dài 10 – 13,5cm, chỗ phìn to, dường kính độ 1 – 2cm. Mặt ngoài màu xám vàng hay màu nâu vàng có những vết ngắn sẹo do rễ con bị rụng. Mùi thơm, vị hơi đắng cay. Loại ô dược hình chuối hạt, non, nhiều bột mặt cắt ngang màu xám là tốt. Loại ô dược già, nhiều xơ gỗ, không dùng làm thuốc. Ô dược phải khô, mập, rễ có chỗ to, chỗ nhỏ không đều, da nâu, thịt vàng ngà, sạch rễ con, không mốc mọt, đường kính to trên 12mm, cắt thành từng đoạn dài 30cm.
-
Công dụng: Theo Đông y, Ô dược vị cay, tính ấm, vào 4 kinh Tỳ, Vị, Phế, Thận. Có tác dụng làm ấm bụng, chữa khí đè lên bụng và ngực giúp dễ tiêu hóa, giảm đau, tẩy giun. Dùng chữa các chứng bệnh: Cảm mạo, khó thở, đờm tắc, hơi không lưu thông, đầy chướng, đau bụng tức ngực, ăn không tiêu, nôn mửa, đi đái rắt, dái sưng đau (sán khí) trẻ em có giun.
-
Liều dùng: 5 – 10g. Sắc uống hoặc tán thành bột.
-
Lưu ý: Người khí hư nhưng có nội nhiệt không được dùng.
-
Hương phụ, mộc hương và ô dược đều là những thuốc lý khí, đều chữa đau bụng tức ngực nhưng hương phụ tác dụng thông lợi can khí tốt hơn, dùng chữa can khí uất kết, đau ngực, bụng sườn, kinh nguyệt không đều. Mộc hương có tác dụng điều hòa khí trệ ở ruột, dạ dày tốt hơn, dùng chữa bụng chướng đau, lỵ mót rặn. Ô dược tác dụng tán khí lạnh ở bàng quang dùng chữa bụng dưới trướng đau, sôi bụng thoát vị đái rắt. ba vị này mỗi vị có ưu điểm riền, cũng có thể dùng phối hợp để đạt kết quả theo mong muốn.
-
-
Một số bài thuốc dùng Ô Dược
-
Bài số 1: Viên ô dược: Ô dược tán nhỏ thêm nước hồ làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 – 20 viên, chữa lỵ, sốt, tiêu chảy.
-
Bài số 2: Ô dược và Hương phụ: hai vị bằng nhau, tán nhỏ, mỗi lần dùng 6 – 8g. Có thể sắc uống. Tùy theo bệnh mà thêm các vị khác làm thang như sau
-
Ăn không ngon, thì chiêu nước gừng.
-
Nếu có giun thì chiêu nước sắt hạt cau (bình lang).
-
Phụ nữ khí lạnh (lãnh khí) thì chiêu nước cháo.
-
-
-
Bảo quản nơi khô ráo, râm mát, để phòng ẩm ướt, và sâu mọt.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp