NHA ĐẠM TỬ

  • Tên khoa học: Brucea javanica (L) Merr, họ Thanh thất (Simarubaceae); Tên khác Xoan rừng – Sầu đâu cứt chuột – Khổ sâm.

  • Bộ phận dùng: Quả chín già, đã chế biến khô của cây sầu đâu cứt chuột. Được ghi vào Dược điển VN.

  • Mô tả: Cây nhỡ, cao độ 3m, thân mềm, có lông, lá mọc cách, kép lông chim lẻ, gồm 7 – 11 lá chét, phiến lá chét, phiến lá chét hình trứng nhọn, dài 5 – 10cm, rộng 2 – 4cm, mép răng cưa, hai mặt lá có lông mềm. Hoa đơn tính khác gốc, họp thành xim dài 20 – 25cm, hoa nhỏ, màu tím xẫm. Quả hình bàu dục, màu đen, adi 0,9cm, rộng 0,4cm. Hạt hình trứng, đầu nhọn, dài độ 5mm, màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 3 – 6; mùa quả tháng 8 – 10. Cây nha đảm tử mọc hoang ven rừng, trung du và miền biển.

  • Thu hái và chế biến: Khi quả chín già, thu hái về phơi sấy khô là được.

  • Công dụng: Theo Đông y, nha đảm tử vị đắng, tính lạnh vào kinh Đại trường. Có tác dụng táo thấp, chữa lỵ amip, cắt cơn sốt rét do muỗi, huyết hấp trùng. Dùng ngoài da đắp chữa chai chân, mụn hột cơm.

    • Liều dùng: người lớn mỗi ngày uống 10 – 15 hạt (chữa sốt rét và huyết hấp trùng) hoặc 15 – 30 hạt chữa lỵ amíp. Có thể tán nhỏ làm thành viên, mỗi viên 0,1g toàn quả hoặc 0,02 khử dầu rồi uống. uống liền 3 – 4ngày. Thường độ 2 ngày là khỏi, nhưng cần duy trì trong khoảng 5 – 7 ngày cho khỏi hẳn. Có thể choa vào nang uống. Cũng có thể bỏ vỏ, ép bỏ hết dầu vì có tính chất gây kích thích hệ tiêu hóa, gây nôn và tiêu chảy. Trẻ em trên 7 tuổi mới dùng, mỗi tuổi một hạt nhưng không quá liều người lớn.

    • Lưu ý: Sauk hi uống nha đam tử thường thấy hơi đau ở dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy nhẹ nếu không ép dầu bỏ đi. Do vậy, người có tỳ, vị hư, tiêu chảy không uống. Rễ cây cũng có tác dụng như quả. Trường hợp uống nhiều sẽ gây đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, chân tay tê bại, váng đầu, khó thở, người mệt. Ngừng thuốc sẽ mệt.

      • Dùng ngoài da có thể chữa nốt ruồi, chai chân bằng cách dán băng dính chỗ không bị nốt ruồi hay chai chân, để hở nốt ruồi hay vets chair a rồi rắc bột nha đam tử lên băng lại hoặc dùng dầu ép nha đảm tử bôi lên rồi băng lại.

    • Cần tránh nhầm với cây Khổ sâm dùng rễ cũng để chữa lỵ vì một số sách ghi cây này thành khổ sâm tử mà tài liệu Tây y ghi thành thành KOSAM.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa lỵ amip cấp và mạn tính: Dùng Nhân nha đảm tử, mỗi lần uống 10 – 15 nhân (cho vào nang). Ngày uống 3 lần, mỗi lần điều trị là 7 ngày.

    • Bài số 2: Chữa lỵ amíp mạn tính: Nha đảm tử 10 hạt; Bột tam thất 3g; Kim ngân hoa 12g; Cam thảo 6g; Mới đầu uống nha đảm tử và bột tam thất với nước đường trắng. Sau đó uống kim ngân và cam thảo (sắc nhẹ, để nguội còn hơi ấm)

    • Bài số 3: Chữa sốt rét do muỗi đốt, sốt cách nhật hay 3 ngày , sốt rét ác tính: Nhân nha đảm tử, mỗi lần uống 10 – 15 nhân (cho vào nang), ngày uống 2 – 3 lần với nước (cũng chữa cả bệnh huyết hấp trùng hay Sán mang thời kỳ đầu).

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan