NGŨ GIA BÌ

  • Tên khoa học: Acanthopanax gracilistylus W.W.Sm, họ Ngũ gia (Araliaceae) còn gọi là Thích gia bì (Thích = gai).

  • Bộ phận dùng: Ngũ gia bì là vỏ rễ của cây ngũ gia gai phơi khô. Được ghi nhận vào Dược điển TQ.

  • Mô tả: Cây ngũ gia gai là một cây nhỏ, cao độ 3m, cành có rất nhiều gai, lá mọc so le, có 5 lá chét, chụm vào nhau (vì vậy gọi là ngũ gia) cuống lá dài 4 – 7cm, phiến lá chét mỏng hình trứng ngược, đầu hơi thuôn nhọn, phía dưới gần cuống thót lại, mép có răng cưa. Hoa tự hình tán ở đầu cành khác gốc, cuống hoa ngắn hơn cuống lá, hoa nhỏ 5 cánh màu trắng lục, 5 nhị đực, vòi nhụy chẻ làm 2, bàu 2 ngăn. Mùa hoa: dầu mùa hạ. Quả mọng hình cầu, khi chín màu đen, đường kính độ 2,5mm. Hạt nhỏ, dẹt phẳng. Theo một số tác giả ở Việt Nam ta hiện có một số cây : Ngũ gia gai Acanthopanax senticosus Harms Maxim thuộc dãy Hoàng Liên Sơn; Ngũ gia hương Acanthopanax trifoliatus Merr; Ngũ gia nhỏ Acanthopanax gracilisylus

  • Thu hái và chế biến: Thường thu hái vào mùa hạ hay thu (tốt hơn). Đào lấy rễ, bỏ lõi, lấy vỏ, phơi khô. Ngũ gia bì hình ống dài, cókhi cuộn 2 mép dài 6,5 – 10cm, đường kính 0,35 – 1,35cm, dày 0,,15 – 0,35cm, Mặt ngoài màu nâu tro, có những đường rãnh dọc và những bì không hình tròn dài theo chiều ngang. Mặt trong màu vàng có những vân dọc. CHất nhẹ, giòn, dễ bẻ gãy, mặt cắt ngang không gọn đều màu vàng tro. Hơi có mùi thơm, vị đắng chát. Loại ngũ gia bì vỏ to dày, dài, thơm ,không có lõi gỗ là tốt.

  • Công dụng: Theo Đông y, ngũ gia bì vị cay, tính ấm vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng mạnh gân cốt, trừ phong, hóa thấp. Dùng chữa các chứng bệnh: đau bụng, yếu chân, trẻ chậm biết đi, đau lưng tê chân, liệt dương, lở ngứa âm hộ.

    • Liều dùng: 5 – 10g, sắc hay ngâm rượu uống. Trữ lượng cây ngũ gia gai ở VN không nhiều.

    • Lưu ý: Người không có chứng phong thấp, âm hư hỏa vượng không dùng.

  • Một số ứng dụng của vị thuốc:

    • Bài số 1: Rượu ngũ gia bì: chữa đái són, lưng gối đau nhức, các chứng tê bại co quắp:

Ngũ gia bì

10g

Thục địa hoàng

5g

Đan sâm

5g

Địa cốt bì

5g

ĐỖ trọng

5g

Sà sàng tử

3g

Can khương

3g

Thiên môn đông

5g

Nghiền thành bột, ngâm rượu, bỏ bã, uống với nước đun sôi còn ấm.

    • Bài số 2: Viên ngũ gia bì: Chữa cước khí (chân phù) đau nhức xương khớp: Ngũ gia bì 10g; Viên chí (bỏ lõi) 10g. Tấm rượu, phơi khô, nghiền bột, trộn với hồ làm thành viên.

    • Bài số 3: Chữa phụ nữ huyết tạo (mỏi mệt), ngắn hơi, phát nhiệt, ra nhiều mồ hôi, miệng khô, lưỡi ráo, biếng ăn: Ngũ gia bì; Xích thược; Đương quy mỗi vị 30g. Tán nhỏ, mỗi lần uống 3g chiêu với nước.

  • Thích ngũ gia đang được nghiên cứu thay thế Nhân sâm vì có tác dụng tương tự, lại có nhiều ưu điểm hơn: Nhân sâm chỉ dùng tốt 2 mùa thu đông. Còn thích ngũ gia dùng có hiệu lực tốt quanh năm; Thích ngũ gia còn có khả năng chống lại ảnh hưởng của phóng xạ; Giúp người mau chóng thích nghi với hoàn cảnh, chống stress, dễ trồng hơn Nhân sâm.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan