MÃ ĐỀ
-
Tên khoa học: Plantago maor L. họ Mã đề (Plantaginaceae). Được ghi vào Dược điển TQ; còn được gọi là Má đề - Bông mã đề - Cây vó ngựa – Xa tiền…
-
Bộ phân dùng: Cả cây mã đề bỏ rễ (herba Plantaginis) phơi hay sấy khô gọi là Mã đề thảo hay Xa tiền thảo; lá Mã đề (Folium Plantagininis) dùng tươi hay phơi sấy khô, gọi lf mã đề diệp hay xa tiền diệp.; Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền tử hay Mã đề tử. Lá và hạt được ghi vào Dược điển VN và TQ.
-
Mô tả cây: Cây mã đề là một loại cỏ sống lâu năm, thân ngắn, La mọc ra từ gốc thành cụm, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứngcó gân dọc theo sống lá và đồng quy về ngọn và gốc lá, mặt dưới màu xanh lục nhạt hơn mặt trên, cả hai mặt đều nhẵn, không có lông. Hoa tự mọc thành bông có cán dài 10 – 30cm, xuất phát từ kẽ lá. Hoa nhỏ đều lưỡng tính, đài 4 xếp chéo,, hơi dính nhau ở gốc tràng màu nâu tồn tại gồm 4 thùy nằm xen giữa các lá dài, mào hoa màu trắng. nhị 4 chỉ nhị mảnh dài, 2 tâm bì chứa nhièu tiểu noãn. Mùa hoa tháng 5 – 6, quả hộp trong chữa nhiều hạt nhỏ màu nâu đen bóng. Mùa quả tháng 7 – 8. Cây mã đề mọc hoang và được trồng khắp nơi. Trồng hạt bằng mùa xuân và thu, tốt nhất là mùa thu. Ngoài ra còn có cây mã đề Châu Á.
-
Thu hái và chế biến:
-
Cả cây mã đề: thu hái vào tháng 7 – 8 quả chín thì nhổ cả cây mã đề, cắt bỏ rễ, đem về phơi khô, loại bỏ tạp chất, đất cát.
-
Lá mã đề: thu hái quanh năm. Nếu dùng khô thì nên hái vào tháng 5 – 6. Chọn những lá bánh tẻ, loại bỏ những lá sâu úa, đem phơi khô.
-
Hạt mã đề thu hái vào tháng 7 – 8, quả chín thì nhổ cả cây đem phơi khô rồi đập giữ lấy hạt, sàng loại bỏ tạp chất, lấy hạt phơi cho thật khô.
-
-
Theo Đông y, hạt xa tiền vị ngọt, tính lạnh, không độc vào 4 kinh Can, Thận Bàng quang, Phế. Có tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt, trị tả lỵ, làm mạnh phần âm, lợi tinh khí, mát gan, làm sáng mắt. DÙng chữa các chứng bệnh: tiểu rắt, ho lâu ngày, viếm khí quản, tả lỵ, đau mắt đỏ, nhức mắt, nước mắt chảy nhiều. Dùng ngoài làm mụn nhọt chóng vơ mủ, mau lên da non.
-
Theo Tây y, mã đề có tác dụng lợi niệu, chống ho, thông đờm, chống co thắt ruột, sát khuẩn, chữa giảm niệu, đái ít, phù ề, khó tiểu tiện, một số trường hớp vàng da, giảm thị lực, táo bón.
-
Dùng ngoài , lấy lá tươi giã nát đắp lên mụn nhọt hoặc để lá khô tán bột chế thành thuốc dầu, mỡ, bôi lên mụn nhọt.
-
Nước sắc mã đề uống làm tăng lượng nước tiểu, làm trong nước tiểu, lượng urê, acid uric và muối trong nước tiểu cũng tăng; Nước sắc cũng có tác dụng chữa ho, tiêu đờm, tác dụng này kéo dài 6 – 9h, mạnh nhất là sau uống 3 – 4h mà không gây trở ngại cho sự tiêu hóa và không có tác dụng phụ phá huyết, nhưng trẻ em dùng hay tiểu nhiều và có thể đí dầm; Ngoài ra còn có tác dụng kháng sinh đối với một số vi khuẩn gây bệnh ngoài da; chữa lỵ cấp và mạn tính, hạ huyết áp.
-
Lưu ý: người âm hư mà không thấp nhiệt, đi tiểu nhiều, phụ nữ có thai không được dùng. Trong dân gian còn dùng để hạ sốt và chữa rắn cắn.
-
-
Một số bài thuốc ứng dụng:
-
Bài số 1: Chữa tiêu chảy mạnh (bạo tả): Dùng độc vị xa tiền tử (hạt) tán nhỏ uống với nước cháo.
-
Bài số 2: Chữa rắn cắn (theo kinh nghiệm của nhứng người làm nghề bắt rắn) tại chỗ cấp tốc: Nhổ 4 – 5 cây mã đề, rửa sạch đất cát, giã nát, thêm chút nước vắt lấy nước mã đề thật đặc mà uống còn bã thì đắp lên vết rẵn căn. Mỗi ngày uống và đắp 2 – 3 lần.
-
Bài số 3: Chữa phù thũng, tiểu tiện không lợi: hạt mã đề (độc vị) 15g hoặc Cả cây mã đề (bỏ rễ) 30g. Sắc uống. Có thể thêm Vỏ phục linh 9g; Trạch tả 9g cùng sắc uống.
-
Bài số 4: Chữa chứng bệnh do gan nóng (can nhiệt) như đau mắt đỏ, sưng tấy: hạt mã đề 18g; Bạch tật lê 18g; Hoàng cầm 18g; Hạt muồng muồng 18g; Long đởm thảo 18g; Cúc hoa 18g; Tán bột, mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần (uống với nước cháo thì càng tốt).
-
Chữa tăng huyết áp: Hạt mã đề - hạ khô thảo – Tầm gửi cây dậu tằm – Cúc hoa, mỗi thứ 6g, sắc uống.
-
-
Bảo quản nới khô ráo, tránh vụn nát lá, Do dễ bị mốc nên chú ý phơi tránh ẩm.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp