HOA MÀO GÀ
Hoa mào gà (celosia cristata L), còn gọi là hoa mồng gà, cây hoa này là loại cây thân thảo sống quanh năm thuộc họ rau dền (hiện khoa). Hoa mào gà có nhiều tên Hán như: kê quan hoa, kê công hoa, kê kế hoa, kê giác thương, sách “loại dịch mộng hoa lục” ghi cây này là “tẩy thủ hoa – hoa rửa tay”. Có 2 loại mào gà:
- Hoa mào gà trắng: đồng bào ta còn gọi là mào gà đuôi nheo, mào gà đuôi lươn, mào gà đuôi mang,,,tên chữ hán là thanh tương tử.
- Hoa mào gà đỏ là kê đầu hoa.
Về mặt dược tính của hoa mào gà:
- Sách bản thảo cương mục chép: Hoa mào gà vị ngọt, tính mát, không độc, chủ trị chứng trĩ lậu ra máu, xích bạch lị ra máu, xích bạch đới, băng huyết…tùy theo bệnhmà cho dùng mào gà trắng hay đỏ.
- Sách Điền Nam bản thảo: chép: Hoa mào gà vị đắng hơi cay, tính lạnh, chủ trị chứng trường phong (phong ở ruột) chảy máu, phữn bị băng huyết, xích bạch đới, lỵ ra máu…
- Sách Trung Dược Đại từ điển chép: Hoa mào gà vị ngọt, tính mát, chủ làm mát máu, cầm máu, trị các chứng trĩ ra máu, xích bạch lỵ, thổ ra máu, ho ra máu, cầm máu vết thương, chữa phụ nữ băng huyết bên trong, xích – bạch đới .
- Sách Những cây thuốc vị thuốc Việt nam chép: Hoa mào gà vị ngọt, tính lương vào hai kinh can và đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt cầm máu, chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, những người tích trệ không dùng được.
Ngoài ra, theo sách “Trung Dược Đại từ điển, cây hoa mào gà non vị ngọt, tính mát, không độc chủ trị bệnh trĩ, bệnh lỵ, chữa chứng thổ huyết , các chứng ban sởi, trái dạ.
Sách Lĩnh nam thái dược lục cho rằng: Cây hoa mào gà non nấu lấy nước, rửa mụn lở, viêm loét ở âm hộ rất công hiệu. Lá cây hoa mào gà non sắc uống chữa chứng kiết lỵ.
Cũng theo Trung Dược đại từ điển, hạt cây mào gà có tính mát, vị ngọt, không độc, làm mát máu, cầm máu, chủ trị các chứng: trường phong, tiện huyết (đi tiêu ra máu).
Sách Ngọc thu Dược giải lại cho rằng: Hạt cây mào gà vị đắng, hơi mát chủ về thanh phong (hết phong độc), thoái nhiệt (đẩy lùi nhiệt độc), cầm máu cam, trị thổ huyết, băng huyết, vết thương chảy máu và gây mất máu.
Sách Hiện đại thực dụng trung dược còn cho rằng hạt cây mào gà trị các chứng bệnh về gan và chứng bệnh về mắt.
Lưu ý theo sách Trồng hái và dùng cây thuốc, hạt cây mào gà có tác dụng làm giãn con người. Những người can, thận hư hay đang có bệnh Basedo, con ngươi mắt giãn to thì không dùng.
Trị liệu:
- Chữa chứng Xích bạch lỵ:
Thấp nhiệt hay thực tích phạm vào huyết thì sinh chứng xích lỵ, bệnh ở ruột già; phạm vào khí thì sinh chứng bạch lỵ bệnh ở ruột non; phạm vào cả huyết lẫn khí thì bệnh ở cả ruột già và ruột non, phân sắc đỏ, sắc trắng lẫn lộn.
Chữa chứng xích – bạch lỵ dùng hoa mào gà và rượu trắng lượng vừa đủ, cho hoa vào rượu, sắc lên chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi lần cách nhau 3h, uống tới khi nào khỏi hẳn. Lu ý là xích lỵ dùng hoa mào gà đỏ, bạch lỵ dùng hoa màu trắng. Nếu phân lẫn lộn đỏ trắng thì dùng hai thứ hoa lượng bằng nhau (mỗi thứ hoa chỉ bằng 1 nửa liều của tổng lượng hoa cần dùng) – Sách tân hồ tập giản phương.
- Chữa chứng Xích đới, bạch đới.
Phụ nữ ra khi hư sắc đỏ hoặc trắng, eo lưng và bắp đùi đau nhức, da mặt vàng như mắc bệnh hoàng đản, biếng ăn, tinh thần uể oải, ức khỏe suy giảm nhanh chóng, dùng khoảng 500g một cân hoa mào gà tươi phơi khô giòn, tán thành bột. Mỗi buổi sáng khi bụng còn trống uống liền 10g với nước đun sôi để nguội. Uống tới khi khỏi hẳn.
Lưu ý là xích đới dùng hoa mào gà đỏ, bạch đới dùng hoa mào gà trắng – Sách Tôn thiên nhân tập hiệu phương.
- Chữa chứng huyết lâm:
Do ăn quá nhiều đồ chiên xào, thịt nướng, uống nhiều rượu nặng, sắc dục quá độ hoặc lo nghĩ thái quá, khiến trong người thủy hỏa mất điều hòa, tâm thận không còn giao thông với nhau nên sinh ra chứng “huyết lâm” đi tiểu thì nước tiểu có máu. Để chữa dùng 30 đồng cân (khoảng 37,5g) hoa mào gà trắng đốt thành than, chia thành nhiều lần uống trong ngày cùng với nước cháo.
- Chữa chứng thổ huyết liên tục:
- Phương 1: Dùng 1 cân (khoảng 500g) hoa mào gà trắng, ngâm giấm nửa ngày rồi nấu tới khi cạn khô, tán thành bột, ngày uống 3 lần với nước cháo gạo nếp, mỗi lần uống 6g. (Sách kinh nghiêm phương)
- Phương 2: Dùng 30g hoa mào gà, 50g gạo nếp, ngâm hoa mào gà trong nước nửa ngày sau đó nấu chừng 20 phút rồi lọc lấy nước, dùng nước ấy nấu gạo nếp thành cháo loãng, cho vào cháo chút đường, ăn ngày 2 lần. (sách Bách hoa trị bách bệnh)
- Chữa chứng lạc huyết:
Lạc huyết là chứng “Không ho mà khạc ra máu”. Bệnh này do thận kinh bị uất háo mà sinh ra. Dùng bài thuốc đơn giản sau: Dùng 25g hoa mào gà tươi (15g khô) và 1 cái phổi heo. Rửa sạch phổi heo, cho phổi và hoa mào gà vào 1 nồi nấu trong 1h rồi bỏ hoa và nước, chia phổi thành 2 đến 3 phần bằng nhau, ăn trong bữa cơm, ăn hết trong 1 ngày. (sách Tuyền Châu bản thảo)
- Chữa chứng thoát giang chảy máu:
Thoát giang là chứng “ruột bị lòi ra khỏi hậu môn gây đau nhức, chảy máu” còn gọi là chứng lòi dom.
- Dùng 20g hoa mào gà, 10g hoa hòe, hai thứ trộn đềuchia làm 3 đến 5 phần bằng nhau uống trong 1 ngày. Khi uống, cho thuốc vào một cái cốc, chế nước sôi vào cho thuốc tan ra trong nước, uống thay nước trà. (Bách hao trị bách bệnh).
- Hoa mào gà và phòng phong lượng vừa đủ, bằng phân lượng nhau. Trộn đều hai thứ, tán thành bột, ngào với hồ, vê thành viên bằng hạt đỗ xanh, ngày uống 3 lần, mỗi lần 70 viên, uống với nước cháo khi đói. (Sách Vĩnh loại Linh Phương)
- Chữa băng kinh: Máu kinh chảy không ngừng
Để chữa dùng 1 cân hoa mào gà đỏ tươi phơi khô, tán thành bột, uống ngày 3 lần, mỗi lần 6g với nước cháo loãng, uống khi bụng trống. Khi dùng thuốc cần kiêng thịt, cá, tôm cua. (Sách tôn thiên nhân tập hiệu phương).
- Chữa chứng “Sản hậu máu đau bụng”
Đây là chứng phụ nữ sau sinh, huyết xấu không ra hết , tích trệ ở bộ máy sinh dục gây đau bụng âm ỉ. Để chữa dùng 15g hoa mào gà trắng cho vào rượu hay nước nấu lên lọc lấy nước uống, nếu dùng nước khi uống cho thêm chút rượu làm chất dẫn thuốc.
- Chữa dạ dày, ruột, tử cung ra máu
Dùng hoa mào gà khô 10g (tươi dùng 25 đến 30g để phơi khô) tán thành bột ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 – 2g, uống với nước cháo loãng.
Ngoài ra hoa mào gà còn dùng để chữa đơn giản như:
- Chữa chứng ban sởi: Hoa mào gà nguyên cây, lượng đủ dùngm rửa sạch nấu lên, lấy nước trong uống ngoài lau.
- Chữa rết cắn: Hoa mào gà nguyên cây, rửa sạch giã nát nhuyễn đắp lên vết rết cắn rất kiến hiệu.
Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.