ĐƠN LÁ ĐỎ

  • Tên khoa học: Excvecaria cochinchinensis Lour, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae); tên khác Đơn mặt trời – Đơn tía – Hồng bối quế hoa (TQ).

  • Bộ phận dùng: Lá tươi hoặc đã chế biến khô của cây đơn lá đỏ.

  • Mô tả cây: Cây nhỏ, phân nhiều cành, cao 0,6 – 1,5m. Lá mọc đối, phiến lá hình bầu dục dài, đầu nhọn dài 7 – 10cm, rộng 1,5 – 4cm, mép răng cưa nhỏ đều, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới đỏ tía. Hoa mọc thành bông ở nách lá hay ở ngọn, bông hoa đực dài 2cm, bông hoa cái ngắn hơn.

    • Quả nang 3 mảnh, đường kính độ 1cm. hạt hình cầu, ,mầu nâu nhạt, đường kính độ 0,4cm. Ra hoa mùa hè. Cây đơn lá đỏ mọc hoang và được trồng nhiều nơi.

  • Thu hái và chế biến: Thường dùng tươi – Lá có thể thu hái quanh năm, mùa hè thì tốt, có thể phơi khô để dành, hay đem đi xa,

  • Công dụng: Cây đơn lá đỏ có vị đắng ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, lợi niệu, giảm đau. Có thể dùng riêng Đơn lá đỏ để trị mẩn ngứa, dị ứng, đại tiểu tiện ra máu, lỵ, tiêu chảy, mụn nhọt.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng: Dùng 8 – 12g lá khô, sắc nước uống ngày 2-3 lần sau bữa ăn.

    • Bài số 2: Tiêu chảy lâu ngày dùng 15g đơn lá đỏ sao vàng, gừng nướng 4g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, sau bữa ăn 1h rưỡi.

    • Bài số 3: trị đại tiện ra máu, kiết lỵ trẻ em: Lá đơn đỏ 12g, sắc uống.

    • Bài số 4: Trị nhọt vú, vú sưng tấy, đỏ đau: Lá đơn đỏ 15 – 20g, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần; ngoài ra dùng lá khô, đem vò vụn, sao nóng, bọc vải mỏng chườm vào nơi sưng đau.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan