ĐAN SÂM (RỄ)

  • Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza Bunge, họ Hoa Môi (Lamiaveae); Tên khác Huyết sâm – Xích sâm – Hồng căn – Tử đan sâm.

  • Bộ phận dùng: Rễ đã chế biến khô của cây Đan sâm. Được ghi nhận vào Dược điển Vn và TQ

  • Mô tả cây Đan sâm là một cây nhỏ sống lâu năm, cao 0,4 – 0,8m, thân cành, lá mang lông ngắn trắng nhạt, thân vuông. Lá mọc đối, có cuống dài. Lá chét dài 3 – 7,5cm, rộng 1 – 5cm, mép lá răng cưa. Mặt trên lá mầu xanh, mặt dưới màu xanh tro. Hoa tự mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, chùm hoa dài 10 – 20cm, hoa mọc vòng, mỗi vòng 3 – 10 hoa. Tràng hoa màu lơ, tím nhạt, quả nhỏ dài dộ 3mm, rộng 1,5mm. Mùa hoa tháng 5 – 8, mùa quả tháng 6 – 9.

  • Thu hái, chế biến: Mùa đông, đào lấy rễ, rửa sạch, sấy khô (cắt bỏ rễ con).

  • Công dụng: Theo Đông y, Đan sâm vị đắng, tính hơi lạnh, vào các kinh Tâm, Can. Có tác dụng lưu thông máu (hoạt huyết) trừ ứ, thoát mủ, tiêu nhọt. Ngoài ra còn dưỡng huyết, an thần, thanh nhiệt.

    • Theo Tây y, đan sâm làm tiêu tan chất fibrin trong máu, chống kết tụ, giãn mạch, giảm huyết áp, giãn động mạch vành, chống viêm, hạ sốt nóng, giảm lipid huyết. Dùng chữa các chứng bệnh về máu đối với phụ nữ trước và sau khi sinh nở, cả khi rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, băng huyết. Đan sâm vừa tống huyết ứ ra, vừa tạo sinh huyết mới, vừa đẩy thai lưu ra, vừa cầm máu, vừa lưu thông máu. Một mình đan sâm được coi như cả bài Tứ vật gồm 4 vị: Khung, Quy, Thục, Thược. Ngoài ra còn dùng chữa các bệnh về tim mạch, nhất là động mạch vành, những trường hợp hồi hộp, mất ngủ.

    • Liều dùng: 5 – 15g có thể tới 30g.

    • Người có thai khi dùng cần rất thận trọng. Người máu loáng không dùng;

  • Một số ứng dụng:

    • Bài số 1: Lưu thông máu, điều kinh, chữa kinh nguyệt không đều, sau khi sinh máu hôi không ra hết: Dùng Đan sâm 50g, tán bột, mỗi lần, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần. nên uống với nước pha đường đỏ.

    • Bài số 2: Chữa tắc kinh: Dùng Đan sâm 30g; Thiên thảo 15g; Ô tặc cốt 60g. Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa chứng ứ huyết, do khí trệ kết lại sinh đau bụng: Đan sâm 30g; Sa nhân 5g. Sắc uống.

    • Bài số 4: Chữa ung thư gan, vùng gan đau dữ dội: Đan sâm 9g; Đương quy 9g; Bạch tật lê 9g; Đậu ván trắng 9g; Hồng hoa 6g; Hương phụ 6g. Sắc uống.

    • Bài số 5: Chữa viêm gan mãn tính, đau hông: Dùng Đan sâm 15g; Cây ban (Điền cơ hoàng) 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

    • Bài số 6: Chữa chứng đau vùng tim, vùng bụng do ứ huyết khí trệ: Đan sâm 15g; Đương quy 9g; Nhũ hương 5g; Một dược 5g. Sắc uống.

    • Bài số 7: An thần, dưỡng tâm, chứng mất ngủ, đau đầu do động kinh, di chứng chấn thương sọ não, thần kinh suy nhược: Đan sâm 1500g ngâm trong 5000ml cồn 50độ. Mỗi lần uống 20 – 30ml, ngày 2 – 3 lần.

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan