CÂY HOA CÂY THUỐC QUANH NHÀ – P4

  1. Cúc bách nhật: còn gọi là thiên nhật hồng, Bông nở ngày, bách nhật hồng. Tên khoa học là Gomphrena globosa L họ Giền Amaranthaceae. Cây có nguồn gốc Châu mỹ nhiệt đới được trồng làm thuốc ở nhiều nơi tại việt nam, Trung Quốc, Indonesia… Hoa được thu hái vào mùa hè và mùa thu, phơi hoặc sấy khô (tháng 7 – 9). Toàn cây chứa gomphrenin, các men hoàn nguyên , acid nitric và acid chứa nitơ khác.

  1. Công dụng: Sát trùng thanh huyết. Theo Đông Y Cúc bách nhật có tính vị Cam, bình; Thanh can, tán kết, chỉ khải, định suyễn. Chủ trị Đầu phong, mục thống (đau mắt), khí suyễn (hen), ho (khái thấu), đi lỵ, ho gà, tiểu nhi: kinh phong, sang dương.

  2. Liều lượng: Hoa 4- 12g, nước sắc; dùng toàn cây thì 20 – 40g. Dùng ngoài sắc nước thuốc để rửa.

  3. Bài thuốc chữa kiết lỵ cấp tính ra máu mũi: Hoa cúc bách nhật, dạng thuốc sắc: Người lớn dùng 8 – 16g/ngày; trẻ em dùng 4 – 8g/ngày.

    • Chữa hen suyễn: Hoa cúc bách nhật 16g, cóc mẩn 12g; lá táo ta 12g; hương nhu 12g; lá sả 12g. gừng sống 2g, nước 600ml. Sắc kỹ lấy 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

  1. Hoa bưởi: còn gọi là dịu, hoa chân dịu, hoa quất hồng. Tên khoa học là Citrus grandis (L), Osbeck [Citrus maxima (Burn) Merr.] Họ Cam (Rutaceae). Hiện nay cây bưởi được trồng ở các nước Đông dương, Nam Trung Quốc, Nam Nhật Bản, Tây Ấn; một số nước vùng Địa Trung Hải và vùng nhiệt đới châu Mỹ. Bộ phận dùng Hoa lá, vỏ quả dùng làm thuốc. Hái quả già gọt vỏ, phơi trong bóng râm cho thật khô. Khi dùng rửa sạch, gọt lấy vỏ the ở ngoài. Lá được hái quanh năm, trừ khi đang ra hoa, thường dùng lá tươi. Vỏ bưởi có chứa tinh dầu chủ yếu là citral, geraniol, linalool, methylanthranilat limomen… Dịch quả chứa acid nitric, chất đường, vitamin C, B1, B2, các vitamin khác…

      1. Tác dụng: trên hệ thống hô hấp, trấn tĩnh, kháng khuẩn. Tính vị, quy kinh: Tân, khổ, ôn; vào các kinh phế, tỳ. có công năng tna hàn, táo thấp, lợi khí, tiêu đờm. Chủ trị Phong hàn khái thấu (ho do phong hàn) hầu dương đàm da (ngứa họng nhiều đờm), thực tích, thương tửu ấu ố, bĩ muộn (thực tích và uống rượu quá độ, quá nhiều, (buồn nôn, nôn mửa) thượng vị đầy trướng do ăn đầy bụng.

  1. Liều dùng: Ngày dùng 3 – 6g; dạng thuốc sắc.

  2. Hoa và vỏ quả: vị the. Mùi thơm, tính bình, trừ phong hóa đờm, tiêu bang (lách to); tán khí thũng (phù thũng thuộc khí). Nước hoa bưởi có thể dùng làm gia vị thơm và giải khát. Lá bưởi chữa cảm sốt, ho, nhức đầu, kém ăn, đau sưng…

    3. Hoa đỗ quyên: còn có tên khác là Hồng trích lục. Tên khoa học là Rhododendron simsil Planchon Họ Đỗ quyên (Ericaceae). Hoa rễ và quả đều dùng làm thuốc. thu hái vào tháng 4 – 5 lúc phát triển nhiều; phơi khô.

      1. Tác dụng trừ ho, trừ đờm. Theo Đông Y, Đỗ quyên có tính vị Toan, cam ,ôn. Công dụng hòa huyết, điều kinh, khu phong thấp. Dùng điều trị Kinh nguyệt không đều, kinh bế, băng lậu, bị đánh ngã tổn thương, đau phong thấp, thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam).

      2. Cách dùng: Đỗ quyên 20 – 40g sắc nước thuốc để uống. Dùng quả: tán bột, dùng 1,2 – 2g. (theo Trung Dược Đại từ điển – 1995)

  3. 4. Hoa hướng dương còn gọi là cây quỳ, Hoa mặt trời, hướng nhật quỳ. Tên khoa học là Helianthus annuus L. Họ cúc (Asteraceae).

Việt nam đã trồng nhiều ở cá tỉnh miền núi phía Bắc và Đông Nam Bộ. Bộ phận dùng là hạt, hoa, lá.

        1. Tác dụng: Dầu hạt hướng dương có thể làm giảm cholesterol trong máu, chống vữa xơ động mạch, có tác dụng phòng cholesterol và lipid máu. Theo Đông y, hạt hướng dương có tính cam, bình, tác dụng chỉ lỵ, tư âm, thấu chẩn chủ trị thực dục bất chấn (ăn không ngon, không phấn chấn), hư nhược đầu phong, bị huyết lỵ.

Hoa hướng dương có tác dụng hạ huyết áp, dưỡng can, bổ thận, chỉ thống; chủ trị nhức đầu, hoa mắt thận hư, tai ù, đau răng, đau dạ dày, đau bụng, phụ nữ kinh nguyệt không đều, sưng nhọt. Lá có tác dụng ức chế tụ cầu vàng. Thanh nhiệt, giải độc chủ trị sốt rét; bỏng lửa, tăng huyết áp.

        1. Liều lượng: hạt dùng 15 – 30g uống dạng thuốc sắc. Dùng ngoài tán nhỏ, bôi đắp hoặc đun nóng để bôi ngoài. Với hoa ngày dùng 30 – 90g, uống dạng thuốc sắc. Nếu dùng ngoài đốt tồn tính, giã nát thành bột bôi đáp chỗ đau. Lá dùng 15 – 30g. dạng sắc. Nếu dùng ngoài thì giã nát, bôi hoặc đắp chỗ đau (theo trung dược từ hải ).

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan