CÂY HOA CÂY THUỐC QUANH NHÀ – P3

  1. Sử quân tử: quả giun – quả nấc. Trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành. Khi trồng không yêu cầu diện tích rộng, chỉ cần có chỗ dựa là sống và phát triển được. Bộ phận dùng là nhân hạt. Thu hái chế biến: thu hái quả chín, phơi hay sấy khô. Khi dùng đập lấy nhân cắt bỏ 2 đầu nhọn và bóc hết màng, sao ròn vàng thơm.

  1. Công dụng: chữa chứng cam trẻ em ,sát khuẩn, trị giun đũa.

  2. Liều dùng trẻ em 3 – 5 nhâ. Ngày. Người lớn 10 nhân/ ngày.

  3. Bài thuốc

  • Bài thuốc cam giun: Nhân sử quân tử 2 phần. Mầm mạ 1 phần. Đậu xanh ½ phần. Nhân sử quân cắt bỏ 2 đầu nhọn, bóc màng. Thóc tẻ, đậu xanh ngâm nảy mần dài 3 – 5cm. Tất cả đem sấy khô hoặc sao vàng ròn ở nhiệt độ 50 – 60 độC, tán nhỏ. Trẻ em bị giun đũa bụng ỏng da vàng, gày còm kém ăn, ăn không tiêu, miệng hay chảy dãi. Ngày ăn 1 -2 lần. Mỗi lần 1 thìa cà phê hòa với nước cháo hay mật ong. Chú ý ăn nhiều có thể nấc.

  • Bài thuốc chữa đau nhức răng: Sử quân tử (cả quả) đập nát 10 quả. Cho vào 200ml nước, đun trong 15 phút. Ngậm trong ngày. Sauk hi ngậm có thể nuốt nước này vừa khỏi đau răng vừa ra giun. Chú ý nuốt có thể có hiện tượng nấc.

  1. Thiên môn: thiên môn đông – tóc tiên – Thiên đông. Trồng bằng hạt hoặc đoạn thân có rễ. Dùng rễ củ thu hái vào tháng 9 – 10 đào lấy củ rửa sạch, đồ chín, bỏ lõi, thái mỏng phơi khô.

  1. Công dụng chữa ho, ho ra máu, sốt nóng, tân dịch, hao tổn, phiền khát, táo bón.

  2. Liều dùng: 10 – 15g/ ngày.

  3. Bài thuốc:

  • Chữa ho lâu ngày: dùng Thiên môn đông bỏ lõi 100g; mạch môn đông bỏ lõi 100g; Vỏ rễ dâu tẩm mật sao 50g; Ô mai 20g; Gừng tươi 20g. Thêm 2 lít nước, sắc chắt lấy 300ml nước thuốc, thêm 500g đường kính, đun sôi cho tan hết đường, đóng vào chai dùng dần. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 15ml.

  • Chữa ho sốt, viêm họng, loét miệng: Dùng thiên môn đông (bỏ lõi) 16g; Mạch môn đông (bỏ lõi) 16g. Sâm đại hành 16g. Thêm 300ml sắc lấy 100 chia làm 2 lần uống trong ngày.

  1. Hoa thiên lý: thiên lý, dạ lài hương, cây hoa lý. Trồng bằng đoạn thân dài 0,8 – 1m, cuộn tròn, vùi chặt vào nơi đất xốp có nhiều mùn và làm giàn cho leo. Dùng hoa và lá, thu hái quanh năm.

  1. Công dụng: Dùng làm thuốc an thần, bổm giải nhiệt, cjwã trị, chữa sa dạ con.

  2. Liều dùng: 100 – 150g/ ngày.

  3. Bài thuốc:

  • Chữa hồi hộp, khó ngủ, giải nhiệt bằng cách nấu canh ăn trong ngày khoảng 100g.

  • Chữa trĩ ngoại, phụ nữ mới bị sinh dạ con (độ1 – 2) dùng lá thiên lý 100g; muối ăn 5g. Hái lá thiên lý tươi, non và bánh tẻ rửa sạch, giã nhỏ thêm muối bọc trong miếng gạc sạch đắp vào búi trĩ hay dạ con sa đã được rửa sạch bằng nước thuốc tim hoặc nước muối loãng. Nên đắp liên tục trong khi ngủ, đắp liên tục đến khi bũi trĩ hoặc dạ con co lên thì thôi.

  1. Trắc bá: còn gọi là trắc bách, trắc bách diệp. Thường trồng bằng hạt. Mùa xuân gieo vào hạt vào đất ẩm có nhiều mùn. Bộ phận dùng lá, cành nhỏ và hạt. Thu hái lá và cành nhỏ quanh năm nhưng tốt nhất vào tháng 9, tháng 11. Hạt trắc bá hái vào mùa thu và mùa đông, phơi khô, sát bỏ vỏ ngoài lấy nhân phơi khô dùng dần.

  1. Công dụng: Lá trắc bá dùng chữa: nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ ra máu, tiểu ra máu, phụ nữ rong huyết.

  • Nhân hạt trắc bá dùng chữa hồi hộp, mất ngủ hay quên, người yếu hay ra mồ hôi, táo bón.

  1. Liều dùng: Lá 8 – 16g/ngày; hoặc nhân hạt 5 – 12g/ngày.

  2. Bài thuốc:

  • Bài 1: Chữa ho ra máu, thổ huyết, rong huyết: Lá trắc bách (trắc bách diệp) sao cháy đen 16g; Lá huyết dụ khô 16g; Gừng khô sao đen 6g; Nước 600ml. Sắc còn 200ml chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

  • Bài 2: Chữa hồi hộp, mất ngủ, hay quên: Nhân hạt trắc bá sao thơm 12g; Rễ hoa nhài sao qua 6g; Thêm 200ml, sắc lấy 100ml uống trước khi đi ngủ.

  1. Trầu không: còn gọi là trầu, trầu hương, phù lưu đằng, mộ lu, thược tượng, thanh củ. Trồng bằng đoạn thân cho leo lên tường đầu hồi nhà vào các tháng 3 – 5. Bộ phận dùng là lá, rễ và thân. Lá tươi và thân thu hái quanh năm. Rễ thân: chọn những đoạn thân già và đào lấy rễ vào mùa thu. Rửa sạch phơi khô.

  1. Công dụng Dùng chữa lở loét, viêm chân răng có mủ, hôi mồm, tê thấp.

  2. Liều dùng: 5 – 12g/ngày

  3. Bài thuốc:

  • Chữa viêm chân răng có mủ, hôi mồm: Lá trầu không 1000g. thái nhỏ cho thêm 2 lít nước đun sôi kỹ, gạn lấy dịch thuốc, cô đặc, dùng tăm bông chấm nước trầu không bôi vào lợi răng hàng ngày. Ngày bôi 3 – 4 lần.

  • Chữa đau nhức, mình mẩy: Dùng rễ, thân trầu không 16g; Rễ lá lốt 12g; Rễ gấc 12g. Thêm 300ml nước, sắc lấy 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày.

  • Chữa bệnh hăm bẹn nách, cổ trẻ sơ sinh: Lá trầu không 20 – 30g; Nước 2 lít. Thái nhỏ lá trầu không cho vào nước đun sôi 2 phút để nguội, rửa cho bé.

  1. Cây Trường sinh còn gọi sống đời, diệp sinh căn, cây lá bỏng, lạc địa sinh căn. Trồng bằng lá, ngắt lá dâm xuống đất, nơi răng cưa của lá sẽ mọc cây khác. Bộ phần dùng là lá tươi, thu hái được quanh năm.

  1. Công dụng dùng chữa ho viêm họng, đắp lên các vết thương, làm mụn nhọt chóng lành.

  2. Liều dùng tùy ý

  3. Bài thuốc:

  • Chữa các vết thương chảy máu, mụn nhọt, bỏng nhẹ: Dùng lá rửa sạch với nước muối, giã nhỏ đắp lên vết thương hay mụn nhọt.

  • Cho ho viêm họng: hái 3 – 4 lá rửa sạch, nhai với 1 ít muối ăn, nuốt nước, bả bã. Ngày nhai 4 – 5 lần.

  1. Trinh nữ hoàng cung: Hoàng cung trinh nữ - náng lá rộng – Tỏi lơi lá rộng. Trồng bằng dò thân vào mùa xuân, nơi đất tơi xốp, ẩm. Tháng 8, tháng 9 ra hoa giống hoa loa kèn, cánh hoa màu trắng phớt hồng. Dùng thân hành và lá tươi hoặc chế biến khô. Lá tươi thu hái quanh năm. Cắt những lá đang độ phát triển phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50 độ C.

  1. Công dụng: Trị nam giới phì đại tuyến tiền liệt và nữ giới u xơ tử cung lành tính.

  2. Liều dùng: tùy theo lá to hay nhỏ và sức khỏe từng người mà dùng 2- 3 lá/ ngày.

  3. Bài thuốc:

  • Chữa nam giới phì đại tuyến tiền liệt và nữ giới u xơ tử cung lành tính: Dùng lá trinh nữ hoàng cung thái nhỏ 2 – 3 lá. Sắc với 600ml nước lấy 100ml chia uống 2 lần trong ngày. Uống sau bữa ăn 1 h. Uống 3 đợt. Mỗi đợt uống 5 – 7 ngày và nghỉ 7 ngày lại uống tiếp đợi khác.

  • Chữa đau khớp và áp xe: Củ (thân hành) trinh nữ hoàng cung tươi liều tùy ý. Rửa sạch, thái mỏng giã nát, sao cho nóng đắp vào khớp đau hay áp xe băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Đắp tới khi hết đau thì thôi.

    Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan