CÂY BÁCH BỘ

  • Tên khoa học: Stemona tuberose Lour: Bách bộ thân leo, lá mọc đối: Đối diệp bách bộ; Stemona Sesslifoha: bách bộ thân thẳng, lá không cuống: Trực lập bách bộ; Stemona japonica: bách bộ leo đều thuộc họ bách bộ.

  • Tên khác: Dây ba mươi – dây dẹt ác – dây trói trâu.

  • Bộ phận dùng: Rễ của 3 dây nói trên phơi khô.

  • Mô tả: Hiện nay khai thác chủ yếu cây bách bộ lá mọc đối, phoeén lá có cuống, hình tim nhọn, gân song song, mép nhẵn. Hoa tự mọc ở kẽ lá về mùa hạ, gồm 1 – 2 hoa lớn, màu vàng đỏ. Quả nang hình trứng có 4 hạt.

    • Rễ củ mọc thành chumd 20 – 30 củ. Rễ củ tươi mọng nước, hình thoi dài 10 – 40cm, màu vàng nâu nhạt, giữa có lõi xơ, vị lúc đầu hơi ngọt, sau dắng.

    • Cây bách bộ mọc hoang rất nhiều ở vùng đồi núi nước ta.

  • Thu hái và chế biến: Rễ củ bách bộ đào ừ cuối mùa thu đầu mùa xuân. Rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con, đồ qua hơi nước hoặc nhúng mạnh vào nước sôi rồi vớt ra, đem phơi hoặc sấy nhẹ cho khô. Củ to đường kính lớn có thể bổ đôi. Rễ củ bách bộ không mùi, vị hơi ngọt, sau đắng. Loại rễ củ bách bộ dài, to mập, chắc khô, nhuận da, không mốc, không lẫn tạp chất là tốt.

  • Công dụng: Theo Đông y, bách bộ vị ngọt đắng, tính hơi ấm vào kinh phế. Có tác dụng nhuận phổi tiêu đờm. Kinh nghiệm cổ truyền dùng Bách bộ để chữa ho, tẩy giun và diệt sâu bọ. Bách bộ được dùng:

    • Chữa ho (ho do cam lạnh, ho lâu ngày, ho gà) 3 – 6g sắc uống (có thể tẩm mật đun nhẹ lửa, cứ 10kg bách bộ mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 30ml.

    • Tẩy giun đũa: ngày uống 7 – 10g, thuốc sắc. Uống vào sáng sớm, lúc đói uống 5 ngày liền, sau đó tẩy.

    • Tẩy giun kim: Thụt nước sắc bách bộ tươi 40g hoặc bách bộ khô 20g. Nước 200ml sắc lấy 30ml, hoặc dùng cao bách bộ mềm bôi ngoài hậu môn.

    • Dùng ngoài da chữa ghẻ ngứa, diệt chấy rận.

  • Bài thuốc ứng dụng:

    • Bài thuốc 1: Bách bộ hoàn: Chữa trẻ em ho do cảm lạnh: Bách bộ 4g; Ma hoàng 2g; hạnh nhân 4g. Luyện với mật ong, làm thành viên để uống.

    • Bài số 2: Bách bộ thang: Chữa ho lâu ngày không khỏi, thở ra đờm dãi:

Bách bộ

4g

Mạch môn đông

5g

Sa sâm

4g

Tang bạch bì

4g

Hoàng kỳ

4g

Bách hợp

4g

Phục linh

4g

Địa cốt bì

4g

Ý dĩ nhân

4g

 

 

Sắc với 600ml lấy 200ml, chi alàm 3 lần uống trong ngày.

    • Bài số 3: Dùng chữa các chứng lao phổi, ho lâu ngày, sốt hâm hấp buổi chiều, viêm phế quản, ho gà. Chữa cảm mạo, ho, ngứa họng, có ít đờm: Bách bộ 12g; Kinh giới 9g; Bạch tiền 9g; Cát cánh 9g; Sắc uống.

    • Bài số 4: Chữa lao phổi (phối hợp với các thuốc khác): Bách bộ 12g; Hoàng cầm 9g; Đan sâm 9g; Đào nhân 9g; Sắc uống. Mỗi ngày 1 thang, uống liền 2 – 3 tháng.

    • Bài số 5: Chữa lao phổi, yếu phổi, ho ra máu, ho do nhiễm bụi siclic: Bách bộ 9g; Sắc lấy nước, thêm bột Bạch cập 9g mà uống.

    • Bài số 6: Chữa ho do lao phổi và ho do nóng trong phổi (phế nhiệt): Bách bộ 1000g; Sa sâm 1000g. Sắc với 5 lít nước, bỏ bã, cô đặc rồi thêm 1000g mật ong cô nhỏ lửa thành cao. Mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2 lần.

    • Bài số 7: Chữa viêm phế quản mạn tính, sinh ho, hen suyễn: Bách bộ 15g; Ma hoàng 6g; Tỏi 1 củ; Rễ cây bông 3 lát. Sắc uống.

      Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan