CAU
-
Tên khoa học: Areca catechu L, họ Dừa (Palmae) hoặc họ Cau (Arecaceae). Còn gọi là Binh lang – Tân lang.
-
Mô tả: Cây cau là một cây sống lâu năm thân mọc thẳng, cao độ 15 – 20m, đường kính 10 – 15cm, thân tròn, không chia cành, không có lá, có nhiều đốt do vết lá cũ rụng, chỉ ở ngọn có 1 chùm lá to, rộng, xẻ lông chim. Lá có bẹ ta. Hoa tự mọc thành buồng, ngoài có mo bao bọc, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực màu trắng ngà, thơm mát. Quả hạch, hình trứng, to gần bằng quả trứng gà, lúc đầu xanh, vỏ bóng nhẵn, khi già biến thành màu vàng đỏ. Quả bì có sợi, hạt có nội nhũ xếp cuộng lại, hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn, giữa đáy hơi lõm, màu nâu vị nhạt, vị chát.
-
CAU (hạt): hạt cau già phơi khô, gọi là Tân lang hay Bình lang được ghi nhận trong Dược điển VN và TQ.
-
Thu hái và chế chế biến: Bình lang: mùa thu hoạch khoảng tháng 9 – 12 (không kể loại cau tứ thời) lấy quả thật già, róc bỏ vỏ ngoài và vỏ già, lấy nguyên hạt ở trong đem phơi sấy thật khô; Bình lang không mùi, vị đắng, chát. Loại Bình lang hạt già răng ngựa, khô chắc (nặng, chìm trong nước) da màu nâu nhạt, không mốc mọt, nguyên hạt, da ít nhăn nheo là tốt.
-
Công dụng: Bình lang: Theo Đông y, vi chát, đắng, cay, tính ấm, vào 2 kinh Vị, Đại trường. Có tác dụng tẩy giun, làm tiêu chất tích đọng đưa hơi xuống, lợi tiểu. Dùng chữa các chứng bệnh giun sán, ăn không tiêu, đầy bụng,tức ngực, tả lỵ, viêm ruột , thủy thũng. Liều dùng: 3 – 10g, dùng sống hay có thể sao lửa nhẹ, sắc uống.
-
Chất Arecolin trong hạt cau có thể gây chảy nước bọt rất nhiều và làm tăng bài tiết dịch vị, dịch tràng, làm co đồng tử. Dung dịch được điều chế từ chất này có thể làm giảm nhãn áp trong bệnh glocom, liều nhỏ gây kích thích thần kinh, liều lớn gây tê liệt thàn kinh. Dung dịch hạt cau có tác động độc với thần kinh của sán, 20 phút sau khi thuốc vào tới ruột, sán sẽ tê liệt không bám vào thành ruột được nữa.
-
Lưu ý: Người yếu mệt, trẻ em và phụ nữ có thai không dùng Bình lang.
-
-
Một số bài thuốc dùng hạt cau:
-
Bài số 1: Chữa đau bụng, đầy bụng, tẩy giun đũa:
-
-
-
Bình lang
5g
Hắc sửu
4g
Lôi hoàn
4g
Mộc hương
4g
Nhân trần
5g
Tạo giác
3g
Chế thành thuốc viên, uống.
-
-
-
Bài số 2: Chữa sán có thể dùng cách sau: Hạt cau 4g; Vỏ rễ lựu 40g; Đại hoàng 4g. Sắc với 600ml nước lấy 200ml, uống sáng sớm, chia làm nhiều lần trong vòng 30 phút, khi đi ngoài ngồi vào chậu nước ấm.
-
Hoặc dùng bài: Hạt cau 15g, Nhân hạt bí đỏ (Nam qua tử) 30g. Tán nhân hạt bí thành bột, sắc hạt cau lấy nước, uống với bột hạt bí.
-
Hoặc dùng bài: Hạt cau 15g; Sơn tra tươi 500g (trẻ em giảm nửa liều, nếu dùng dược liệu khô, người lớn 250g, trẻ em 120g) Sơn tra rửa sạch, bỏ hạt. Từ 3g chiều ăn dần dần đến 10 giờ tối, không ăn cơm tối, đến sáng hôm sau lấy 30g hạt cau, thêm nước đun sôi lấy 1 chén chè con, uống làm 1 lần cho hết. Nằm nghỉ trên giường. Khi muốn đi đại tiện cố nhịn một lúc lâu rồi mới đi.
-
Tẩy giun đũa, sán: hạt cau 15g; Vỏ lựu 9g; Hạt bí đỏ 9g. Sắc uống, uống khi đói.
-
Bài số 3: Chữa hàn thấp, cước khí thời kỳ đầu, chân đùi sưng đau, hoặc tức ngực, buồn nôn: Hạt cau 12g; Mộc qua 9g; Trần bì 4,5g; Cát cánh 6g; Gừng sống 6g; Tía tô 3g. Sắc uống.
-
Bài số 4: Chữa trị khí trệ, đau bụng, đại tiện khó: hạt cau – Chỉ thực – Ô dược – mộc hương: Các vị lượng như nhau mỗi thứ 6g. sắc lấy nước đặc uống.
-
-
-
CAU (vỏ quả): Vỏ quả cau già phơi khô gọi là Đại phúc bì (TQ), được ghi nhân vào Dược điển VN và TQ.
-
Thu hái và chế biến: Vỏ quả cau róc ra đem đập cho tơi ra, ngâm vào nước, vớt ra phơi khô rồi lại đập tơi, cho róc lớp da ngoài. Đại phúc bì không có mùi, vị nhạt. Loại Đại phúc bì vỏ khô, mềm, màu vàng ngà, không lẫn tạp chất là tốt.
-
Công dụng: Đại phúc bì: Theo Đông y, vị cay, tính hơi ấm vào 2 kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng đưa hơi đi xuống, làm tiêu thoát nước. Dùng chữa các chứng bệnh thủy thũng cước khí, bụng đầy tức (tác dụng chậm, nhẹ, không mạnh như Bình lang). Liều dùng: 5 – 10g. Sắc uống.
-
Lưu ý: Người thể hư, sức yếu dùng phải cẩn thận.
-
-
Một số ứng dụng:
-
Bài số 1: Thuốc bột chính khí gia giảm. Chữa chứng thấp, cản trở tiêu hóa, khí trệ, trướng đầy:
-
-
-
Đại phúc bì
9g
Hạnh nhân
9g
Phục linh bì
12g
Nhân trần
12g
Thần khúc
9g
Mạch nha
9g
Cuộng Hoắc hương
6g
Hậu phác
6g
Trần bì
4,5g
Sắc uống.
-
-
-
Bài số 2: Bột Đại phúc bì, chữa chân sưng phù
-
-
-
Đại phúc bì
9g
Mộc qua
9g
Hạt cau
9g
Hạt củ cải (la bạc tử)
9g
Tang bạch bì
9g
Trầm hương
1,5g
Hạt tía tô
6g
Bông kinh giới
6g
Ô dược
6g
Trần bì
6g
Lá tía tô
6g
Chỉ xác
6g
Gừng sống
6g
Sắc uống.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp