CÁT CĂN
-
Tên khoa học: Pueraria thomsom Benth, họ Cánh bướm (Papilionaceae). Tên khác là Sắn dây – Phấn cát căn.
-
Bộ phận dùng: Rễ củ đã chế biến khô của cây sắn dây gọi là Cát căn. Được ghi nhận trong Dược điển VN và TQ. Hoa của cây sắn dây gọi là Cát hoa.
-
Mô tả: Sắn dây là một loài dây leo, dài tới 10m, rễ phát triển thành to thành củ, nhiều bột. Thân hơi có lông. Lá kép gồm 3 lá chét hình trứng, hai mặt đều có lông, nằm rạp trên 2 mặt lá, cuống lá chét giữa dài hơn. Hoa màu xanh lơ, mọc thành chum, ơ kẽ lá. Quả loại đậu màu vàng nhạt rất nhều lông. Cây sắn dây ưa đất cát xốp, thường trồng bằng những đoạn thân già, cuộn khoanh vào một hố. Rễ củ luộc ăn hay giã lấy bột hoặc dùng làm thuốc. Tránh lầm lẫn với cây săn dây dại còn gọi là Dã cát, rễ dùng chữa cảm mạo, nhức đầu.
-
Thu hái chế biến: Thu hái vào mùa thu hoặc tháng 12 – 2.
-
Cát căn: Khi trời khô ráo, đào lấy củ, rửa sạch đất cát cao sạch hết vỏ vầ đem cắt thành từng đoạn theo đúng quy cách, để nguyên hoặc bổ dọc đôi (nếu củ to) đem sấy sinh kỹ một ngày 1 đêm, xong phơi năng hoặc sấy nhẹ cho đến thật khô. Cát căn: ít mùi, vị ngọt mát. Loại cát căn khô, chắc, thật sạch vỏ, cắt ngang có từng khoanh có nhiều bột, ít xơ, trong ngoài đều trắng, không có chỗ vàng đen, chỗ mốc mọt là là tốt.
-
Cát hoa: khi hoa chưa nở hoàn toàn hái về phơi khô. Loại hoa toa, mầu tím nhạt, chưa nở là tốt.
-
-
Công dụng:
-
Cát căn: Theo Đông y, vị ngọt cay, tính bình vào 2 kinh Tỳ Vị. Có tác dụng giải nhiệt, làm tăng bài tiết tân dịch, giải khát, làm cho ban chân mau mọc. Dùng chữa các chứng bệnh sốt nóng, nhức đầu, đau cứng cổ, khát nước, khó chịu, nôn khan, chảy máu cam, tả lỵ, ban chân không mọc ra, mỏi gân và bắp thịt.
-
Liều dùng: 5 – 10g, sắc uống. Nếu bị nôn khan, chảy máu cam hoặc bị mỏi gân và bắp thịt thì dùng sống, giã lấy nước uống. Lưu ý: Người bị chứng âm hư không được dùng.
-
-
Cát hoa: Theo Đông y, vị ngọt, tính bình. Có tác dụng giải độc vì rượu, chữa say rượu, chữa viêm ruột (trường phong). Liều dùng: 5 – 10g sắc uống. Giã một nắm cát hoa hoặc cát căn sống lấy nước thì tỉnh rượu ngay.
-
-
Một số ứng dụng để chữa bệnh:
-
Bài số 1: Chữa cảm mạo sốt nóng, bệnh ở kinh Thái dương, cổ, lưng và gáy đau có cứng, không có mồ hôi, sợ gió:
-
-
Cát căn
8g
Đại táo
6g
Ma hoàng
4g
Bạch thược
4g
Quế chi
4g
Sinh khương
4g
Cam thảo
4g
Sắc uống.
-
-
Bài số 2: Chữa cảm mạo, hơi rét mà sốt cao, nhức đầu, mỏi chân tay, nhức mắt, khô mũi tim hồi hộp, khó ngủ, mạch vi hồng:
-
-
Sài hồ
3g
Cát căn
6g
Khương hoạt
3g
Bạch truật
3g
Hoàng cầm
3g
Thược dược
3
Đại táo
3 quả
Cam thảo
1,5g
Cát cánh
1,5g
Thạch cao
6g
Gừng tươi
3 lát
Sắc uống.
-
-
Bài số 3: Chữa viêm ruột cấp, lỵ trực khuẩn, phiền khát: Dùng Cát căn 9g; Cam thảo 3g; Hoàng cầm 9g; Hoàng liên 3g. Sắc uống.
-
Bài số 4: Chữa sở mới phát, chưa mọc đều:
-
-
Cát căn
9g
Ngưu bàng tử
9g
Kinh giới
6g
Liên kiều
12g
Uất kim
6g
Cam thảo
6g
Cát cánh
6g
Sắc uống.
-
-
Bài số 5: Chữa các chứng nhiệt mới phát, phiền khát, khô miệng: Cát căn 6g; Thạch cao sống 15g; Tri mẫu 6g. Sắc uống.
-
Bài số 6: chữa tăng huyết áp, đau cứng vùng cổ: Dùng cát căn 15g, sắc uống.
-
-
Bảo quản: Dễ bị mốc mọt, cần phơi khô để nơi thoáng mát, tránh chuột, mọt, nếu mốc phải làm sạch, sấy khô. Với cát hoa để nơi khô, tránh làm vụn nát.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp