BẠCH TIỀN
- Tên khoa học: Theo Dược điển Trung Quốc ghi dùng 2 cây Bạch tiền là:
- Nguyên hoa diệp bạch tiền: Cynanchum glaucescens: Hoa xanh phấn.
- Liễu diệp bạch tiền: Cynanchum Stauntoni
Cả hai đều thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaccae).
- Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ 2 cây bạch tiền nói trên, đã chế biến khô.
- Mô tả cây: Cây sống lâu năm, cao khoảng 0,6m thân đứng, đường kính 0,3 – 0,4cm. Phiến lá hẹp dài, đầu nhọn lá mọc đối, cuống ngắn. Hoa mọc nách lá, cụm hoa xim, ít hoa, hoa màu tím.
- Thu hái cà chế biến: Đào lấy rễ và thân rễ khoảng tháng 9 – mùa thu, rửa sạch, phơi sấy khô.
- Công dụng: Theo Đông y, bạch tiền vị cay, ngọt, tính hơi ấm vào kinh phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí, chữa ho, trừ đờm, viêm cuống phổi mạn tính, hen suyễn, tống độc thúc sởi mọc ra. Liều dùng khoảng 5 – 10g.
- Lưu ý: Người yếu phổi (phế hư) không do thực tả thì không uống.
- Lưu ý: Người yếu phổi (phế hư) không do thực tả thì không uống.
- Một số bài thuốc ứng dụng:
- Bài số 1: Chữa các chứng ho, hưn xuyễn, viêm phế quản: Dùng bạch tiền 9g; Khoản đông hoa 6g; ma hoàng 3g. Sắc uống.
- Bài số 2: Chữa ho, hen suyễn do phế nhiệt, đờm vàng đặc dính, khó khạc ra, nước tiểu đỏ: Dùng bạch tiền 9g; Phục linh 9g; Địa cốt bì 9g; ma hoàng 3g; Vo rễ dâu tằm 9g; Gừng sống 6g; Sinh địa 12g. Sắc uống.
- Bài số 3: Thuc sởi mọc ra: Dùng cả cây bạch tiền 120g. Đun nước xông rửa.
- Bảo quản nơi khô mát.
- Bài số 1: Chữa các chứng ho, hưn xuyễn, viêm phế quản: Dùng bạch tiền 9g; Khoản đông hoa 6g; ma hoàng 3g. Sắc uống.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp